Hôi nách là “cơn ác mộng” của bất cứ người nào, khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp và chất lượng cuộc sống bị giảm xuống. Tình trạng hôi nách càng chở lên trầm trọng hơn khi thời tiết nóng, lượng mồ hôi tiết ra nhiều. Vậy hôi nách do đâu? Cách xử lý như thế nào? Hãy tham khảo bài chia sẻ dưới đây
Tìm hiểu về hôi nách là gì?
Hôi nách là một bệnh lý phổ biến ở cả nam và nữ giới. Là mùi hôi phát ra từ cơ thể người bệnh, cụ thể là vùng nách. Mùi hôi xuất hiện cả khi bạn không vận động và có xu hướng nồng nặc hơn khi cơ thể hoạt động mạnh.
Biểu hiện nhận biết của hôi nách là vùng nách ẩm ướt, tuyến mồ hôi tiết chất nhờn màu trắng, vàng có mùi khó chịu.
Hôi nách có thể gây ra các bệnh về da (viêm da, chàm, nấm) do hiện tượng tăng tiết mồ hôi. Người bị hôi nách cũng có nguy cơ bị hôi miệng, hôi chân cao hơn người bình thường.
Người bệnh hôi nách thường có tâm lý e ngại, xấu hổ, sống khép kín, ngại tiếp xúc với khác vì mùi cơ thể của mình.
Nguyên nhân gây hôi nách là do đâu?
Hôi nách không phải là bệnh truyền nhiễm, hoàn toàn không thể lây do mặc chung quần áo hay tiếp xúc cơ thể với nhau.
Dưới đây là những nguyên nhân gây hôi nách:
– Di truyền: Theo các chuyên gia, hôi nách có thể di truyền từ cha mẹ đến con cái. Tuy nhiên, không nhất thiết bố mẹ bị hôi nách thì con cũng bị. Theo kiểm nghiệm lâm sàng, nếu cả cha và mẹ đều bị hôi nách thì 85% đời sau bị hôi nách, còn chỉ có cha hoặc mẹ thì khoảng 50% bị hôi nách ở thế hệ tiếp theo.
– Tuyến bài tiết: Tuyến bài tiết ở da của con người có 2 loại là apocrine và eccrine. Eccrine phân bố khắp vùng da trên cơ thể, có chức năng điều hòa thân nhiệt, khi cơ thể nóng thì nó tiết nhiều và ngược lại. Còn Apocrine chịu trách nhiệm sản xuất ra mùi cơ thể, mùi này đặc trưng từng người chứ không phải mùi hôi nách. Nhưng khi mùi này lên men thì rất khó chịu, đây là nguyên nhân chính gây mùi hôi nách.
– Vệ sinh bẩn, ở bẩn: Người ở bẩn thường có nhiều mồ hôi tiết ra và tích tụ lại trên cơ thể nhiều, từ đó khiến mùi cơ thể, mùi hôi nách càng nặng nề hơn.
– Thói quen ăn uống: Ăn cay, ăn đồ tanh, hành tỏi…sẽ khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn kèm theo những mùi đặc trưng của thức ăn.
– Tâm trạng: Do bạn quá căng thẳng cũng sẽ khiến tuyến mồ hôi tiết ra nhiều, khi gặp vi khuẩn trên da sẽ biến thành axit béo k tan. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn đổ mồ hôi nhiều và có mùi.
– Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc hạ sốt, trầm cảm, chống rối loạn thần kinh…có thể làm tăng tiết mồ hôi và gây ra hôi nách.
Cách xử lý hôi nách như thế nào?
Hiện nay, có nhiều cách điều trị hôi nách như uống thuốc, phẫu thuật, chiếu laser hoặc tiêm botox. Mục đích là giảm hoạt động của các tuyến mồ hôi, chỉ phù hợp với các trường hợp bị hôi nách nặng.
Mồ hôi là sinh lý của cơ thể, do vậy, không nên và không thể tiêu diệt các tuyến này vĩnh viễn được. Mà các bạn chỉ cần áp dụng các phương pháp để hạn chế mùi khó chịu.
Các mẹo nhỏ giúp giảm mùi hôi nách:
– Kem đánh răng: Các bạn có thể chà kem đánh răng lên vùng da nách khoảng 2-3 phút là có thể giảm mùi hôi.
– Gừng tươi: Dùng nước gừng tươi giã nhuyễn và bôi vào nách, mỗi ngày 2-3 lần.
– Phèn chua: Cho 50g phèn chua vào trứng, dùng lửa nhỏ hơ đến khi phèn chảy nước và đợi cứng lại, giãn nhuyễn thành bột. Sau đó, dùng bột bôi vào nách ngày 2 lần sẽ giúp giảm mùi hôi nách, hôi cơ thể.
– Lá trầu không: Giã nát lá trầu không, lấy nước rồi lau qua vùng nách kết hợp massage đều xung quanh. Thực hiện đều đặn 2-3 lần/tuần, trước khi đi ngủ và rửa thật sạch.
Bên cạnh đó, các bạn nên tắm rửa sạch sẽ, mặc đồ thoáng mát, có thể cạo hết lông nách để giúp vùng da khô thoáng. Đồng thời, hạn chế các loại thức ăn có mùi, tanh, cay nóng, từ đó hạn chế các mùi hôi trên cơ thể.
Hi vọng rằng qua những thông tin chia sẻ của chúng tôi trong chuyên đề sức khỏe về chủ đề “hôi nách, nguyên nhân & cách xử lý” sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi băn khoăn của mình và khắc phục tình trạng sớm.
Chúc bạn thành công!