Sưng hạch bạch huyết thường không có gì lo ngại. Tuy nhiên hãy đi khám ngay nếu tình trạng sức hạch bạch huyết kéo dài. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nhiễm trùng hay ung thư nguy hiểm.
Hạch bạch huyết có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, giúp cơ thể bạn phòng ngừa lại bệnh tật. Khi hạch mạch huyết của bạn bị sưng đau kéo dài có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hãy cùng Suckhoeguide.com tìm hiểu về sưng hạch bạch huyết nhé
Sưng hạch bạch huyết là như thế nào?
Hạch bạch huyết có cấu trúc khá nhỏ, hình tròn hoặc bầu dục, hơi mềm. Chúng được kết nối với nhau qua các mạch bạch huyết giống như mạch máu. Mỗi một hạch bạch huyết hình thành từ một mô liên kết và được bao bọc bởi lớp vỏ dạng sợi.
Sưng hạch bạch huyết đôi khi còn gọi là viêm hạch bạch huyết là tình trạng các bạch huyết bị sưng do nhiễm trùng khắp cơ thể.
Vị trí của hạch bạch huyết trên cơ thể
Những hạch bạch huyết này có mặt ở khắp mọi nơi trên cơ thể người khoảng hơn 600, nhưng chỉ số ít bạn có thể chạm vào và cảm nhận như:
- Hạch bạch huyết ở nách
- Hạch bạch huyết ở cổ
- Hạch bạch huyết ở háng
- Hạch bạch huyết ở sau tai
- Hạch bạch huyết ở cổ hàm
- ….
Kích thước của mỗi hạch bạch huyết là khác nhau, chúng có thể ở ngay dưới da, cũng có thể năm sâu bên trong cơ thể. Bạn không thể sờ thấy ngay cả khi chúng ở ngay dưới da, trừ khi bị sưng
Đối tượng nào dễ bị sưng hạch bạch huyết
Sưng hạch bạch huyết là một bệnh khá phổ biết, bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh. Tuy nhiên bệnh chủ yếu xảy ra ở nữ giới.
Nguyên nhân gây sưng bạch huyết đến từ đâu?
Nguyên nhân gây ra sưng bạch huyết có rất nhiều, có thể từ nhiễm trùng nhẹ hay những bệnh mãn tính. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng hạch bạch huyết bị sưng, cụ thể như:
– Do nhiễm trùng: virus, ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm,…là nguyên nhân chính gây sưng bạch huyết. Các bệnh gây sưng hạch bạch huyết như:
- Cảm lạnh do virus
- Bệnh HIV
- Bệnh sởi, thủy đậu
- Bệnh nhiễm siêu vi Herpe,
- Vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm
- Nhiễm trùng răng
- Bệnh Mononucleosis
- Viêm da tiếp xúc
- Chấy rận trên da đầu
- Viêm amidan, kích ứng cổ họng, dị ứng,…
- Mụn rộp sinh dục và một số bệnh lây qua đường tình dục khác
- ….
– Do rối loạn hệ thống miễn dịch: Lupus – một bệnh viêm mãn tính có thể làm tiêu khớp, da, thận, tế bào máu, tim và phổi của bạn
– Ung thư hạch bạch huyết: Một số loại ung thư có thể gây sưng hạch lympho gồm:
- Ung thư da
- Ung thư vú
- Ung thư bạch cầu
- Ung thư phổi
- Ung thư dạ dày
- U lympho, u lympho Hodgkin và u lymphoma không Hodgkin.
Bạn có thể kiểm soát kịp thời ung thư hạch bạch huyết nếu như phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Vì vậy, việc tìm hiểu những triệu chứng của bệnh sẽ giúp bạn sớm phát hiên,
Triệu chứng của bệnh sưng hạch bạch huyết?
Sưng bạch huyết có thể gây ra nhiều biểu hiện khác nhau. Ở giai đoạn đầu đôi khi chúng không gây ra triệu chứng gì và bạn chỉ có thể phát hiện ra bệnh nếu đi xét nghiệm tổng quát. Khi các bạch huyết này bị sưng lên bạn sẽ cảm thấy đau đơn và khó chịu. Các triệu chứng bạn có thể cảm nhận như:
- Cảm thấy đau khi ấn vào các hạch bạch huyết bị sưng
- Chảy nước mũi, đau họng, sốt, sút cân, đau răng,…
- Kích thước của hạch bạch huyết bị sưng có thể to bằng hạt đậu, thậm chí lơn hơn
Phương pháp chẩn đoán và cách điều trị sưng hạch bạch huyết?
Cách chẩn đoán sưng bạch huyết?
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh các bác sĩ cần phải
- Kiểm tra tình trạng của bệnh nhân: các dấu hiệu sưng bạch huyết ở gần da
- Khám sức khỏe tổng quát
- Quét X – quang, chụp CT
- Xét nghiệm máu
Phương pháp điều trị sưng hạch bạch huyết
Sưng bạch huyết là bệnh thường gặp, một số trường hợp có thể lành lại mà không cần dùng đến biện pháp điều trị nào. Bởi nguyên nhân gây ra bệnh có thể là do cảm cúm, ngộ độc thực phẩm. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài và có dấu hiệu lan rộng sau 2-4 tuần và các triệu chứng không xuyên giảm, nặng hơn hãy chủ động đến cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ.
Một số cách điều trị hạch bạch huyết bị sưng như:
– Điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus: Đây là biện pháp thường được sử dụng đối với trường hợp bi sưng do virus. Bác sĩ chỉ định dùng thuốc để khám viêm, ngăn chăn vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm.
– Điều trị nguyên nhân: Nếu bệnh do lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp thì sẽ điều trị từ nguyên nhân gây bệnh.
– Điều trị ung thư: Bác sĩ sẽ dựa vào loại ung thư để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, có thể là hóa trị, xạ trị hay phẫu thuật.
Nếu như bạn bỏ qua và không tiến hành điều trị sưng hạch bạch huyết có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như: ngộ độc máu, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng có thể gây tử vong hãy thận trọng
Các bạn có thể kiềm chế tiến triển của sưng bạch huyết bằng chế độ sinh hoạt hợp lý
- Nghỉ ngơi đầy đủ
- Súc miệng bằng nước muối
- Tránh dùng aspirin cho trẻ
- Dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm steroid
- Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng
- Không quen nhiều bạn tình
Không chỉ là ung thư hạch bạch huyết, khi hạch bạch huyết bị sưng không chỉ là dấu hiệu nhiễm trùng thông thường mà đôi khi là dấu hiệu ung thư của nhiều bệnh ung thư nguy hiểm khác.
Trên đây là những chia sẻ về bệnh sưng hạch bạch huyết, nếu có dấu hiệu của bệnh tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị bệnh kịp thời hơn.