Trong số các rối loạn của hệ thần kinh, Parkinson là bệnh lý phổ biến hơn cả với nhiều ảnh hưởng tới chức năng vận động. Vậy bệnh Parkinson là gì, do nguyên nhân nào gây ra và có dấu hiệu nhận biết như thế nào?
Bệnh Parkinson là gì?
Parkinson là bệnh lý thoái hóa và khiến cho hoạt động của hệ thần kinh bị rối loạn. Điều này dẫn tới khả năng vận động của người bệnh cũng bị ảnh hưởng theo. Parkinson được tìm ra và công bố vào năm 1917 bởi bác sĩ người Anh – James Parkinson.
Từ trước tới nay, người ta vẫn thường tin rằng Parkinson là bệnh lý chỉ xuất hiện ở người cao tuổi. Tuy nhiên thực tế cho thấy, căn bệnh này đang có sự “trẻ hóa” rõ rệt mà khi tỷ lệ người trẻ trên 35 tuổi mắc bệnh đang đạt mức 10%.
Khám phá thêm: Hội chứng xơ cứng teo cơ một bên
Dấu hiệu nhận biết bệnh Parkinson
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia y tế, những dấu hiệu của bệnh Parkinson sẽ xuất hiện tùy theo mức độ và cơ địa của từng người. Trong đó, những ảnh hưởng về vận động là các triệu chứng rõ nhất, cụ thể như:
-
Cử động chậm chạp
Đây là dấu hiệu điển hình và dễ thấy nhất khi mắc bệnh Parkinson. Theo đó, khả năng di chuyển, vận động của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rõ rệt, đặc biệt ở những hoạt động tỉ mỉ như cài khuya áo, buộc dây giày hay các thao tác đột ngột như quay đầu, vặn mình…
Run
Run là triệu chứng cụ thể, xuất hiện khi bệnh đã tiến triển hơn. Lúc này, người bệnh không chỉ run ở đầu ngón tay (ngón cái, ngón trỏ), ngón chân mà cằm, môi, đầu cũng có thể gặp phải tình trạng này.
-
Giọng nói bị thay đổi
Những thay đổi về giọng nói bao gồm việc chất giọng trở nên trầm, khàn hơn cũng là dấu hiệu thường thấy ở những người mắc Parkinson. Thậm chí, ở một số trường hợp, người bệnh còn có thể bị mất giọng.
-
Mất thăng bằng, khó khăn khi di chuyển
Khi mắc bệnh, việc đứng thẳng của người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Họ thường có xu hướng khom lưng cả khi đi và đứng. Bên cạnh đó, tình trạng tê khớp, cứng khớp cũng là những sẽ khiến người bệnh khó có thể di chuyển thoải mái như bình thường.
-
Chữ viết thay đổi
Bệnh Parkinson gây ra những ảnh hưởng trực tiếp tới cử động cơ bắp của các ngón tay. Chính vì thế, ngoài tình trạng tay run thì chữ viết của người bệnh cũng có sẽ thay đổi rõ rệt như nhỏ đi và khoảng cách giữa các chữ trở nên gần sít hơn.
-
Xuất hiện các vấn đề về tiêu hóa
Ít ai biết rằng, những vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, đầy bụng, táo bón…lại có thể là dấu hiệu của bệnh Parkinson. Nhưng sự thật thì đây là những biểu hiện không nên chủ quan hay bỏ qua nếu muốn phát hiện bệnh sớm hơn.
-
Suy giảm khứu giác
Đây là một trong những dấu hiệu thường thấy ở những trường hợp bệnh nhân mắc Parkinson ở giai đoạn đầu. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, đa số họ đều gặp khó trong việc phân biệt và xác định mùi và thưỡng lẫn lộn giữa mùi chua, mùi cay với các mùi hôi thối khác.
Nguyên nhân gây bệnh Parkinson
Hiện nay, những tranh cãi xung quanh nguyên nhân gây bệnh Parkinson vẫn chưa có hồi kết. Tuy nhiên, đại đa số bác sĩ đều cho rằng bệnh lý này bắt nguồn từ các kích thích từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới di truyền, gây khiếm khuyết gen và dẫn tới bệnh. Theo đó, các noron thần kinh trong não bị chết đi và không kiểm soát được vận động của cơ thể.
Lúc này, các tế bào não không thể phát đi các tín hiệu để chỉ huy, kiểm soát sự vận động của cơ bắp trên cơ thể. Vì thế mà những triệu chứng như run, cử động khó khăn…sẽ xuất hiện nhiều hơn.
Tình trạng trên kéo dài đồng nghĩa với việc các tế bào thần kinh bị phá hủy, gây thiếu hụt dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh có nhiệm vụ gửi tín hiệu tới não để “chỉ thị” việc vận động, khiến cho các triểu chứng của bệnh ngày một nghiêm trọng.
Ngoài ra, khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn do ảnh hưởng của những yếu tố sau:
- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn.
- Giới tính: Nam giới dễ mắc bệnh hơn.
- Di truyền.
- Sự tiếp xúc với độc tố.
Điều trị và phòng ngừa bệnh Parkison
Đa số những thoái hóa về chức năng rất khó phục hồi, bệnh Parkinson cũng không ngoại lệ. Vì thế, việc điều trị để khỏi bệnh hoàn toàn là điều không thể. Tuy nhiên, thông qua một số loại thuốc hoặc làm phẫu thuật (cấy ghép tạo xung) sẽ giúp tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc dùng thuốc hay phẫu thuật phải được chỉ định thông qua quá trình thăm khám. Người bệnh tuyệt đối không nên mua thuốc và tự ý điều trị tại nhà. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:
- Thuốc ức chế MAO-B
- Thuốc đồng vận Dopamine
- Thuốc kháng Cholinergic
- Thuốc Carbidopa-levodopa.
Bên cạnh đó, phẫu thuật cấy ghép tạo xung cũng sẽ giúp việc truyền dẫn tín hiệu từ não cho các bộ phận khác của cơ thể được hiệu quả hơn, góp phần làm giảm triệu chứng bệnh một cách đáng kể.
Với những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã có được đáp án cho câu hỏi bệnh Parkinson là gì rồi đúng không. Tốt nhất, khi có nhưng biểu hiện nghi ngờ, hãy thăm khám sớm để điều trị kịp thời, giảm tối đa ảnh hưởng xấu của bệnh tới sức khỏe.