Chuyên đề sức khỏe

Hội chứng xơ cứng teo cơ một bên (ALS): Triệu chứng, chuẩn đoán, cách điều trị

Đã đăng 11/03/2019

trieu chung benh ALS

Cách đây vài năm, phong trào dội nước đá lên người “gây sốt” trên Internet với tốc độ lan truyền chóng mặt đã được thực hiện để gây quỹ cho những bệnh nhân mắc ALS. Tuy nhiên, đa số người tham gia thử thách lại không biết rõ những thông tin về bệnh lý này. Vậy ALS là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao?

ALS là gì?

ALS là tên viết tắt của Amyotrophic Lateral Sclerosis – tên gọi của hội chứng xơ cứng teo cơ một bên có liên quan đến hệ thần kinh. Theo đó, các bế bào noron tại não, tủy sống bị chết đi, khiến cho hoạt động điều khiển cơ bắp của não không còn được duy trì, dẫn tới tình trạng cơ bắp bị teo đi.

ALS là bệnh lý nguy hiểm, theo thời gian, những triệu chứng của bệnh sẽ trở nên nặng hơn. Bao gồm việc hệ thống cơ bắp dừng hoạt động gây tàn tật và khiến người bệnh không thể vận động, ăn uống hay hô hấp, cuối cùng là dẫn tới tử vong.

Triệu chứng nhận biết bệnh xơ cứng teo cơ một bên

Thực tế, ALS có triệu chứng điển hình là tình trạng teo cơ. Ban đầu, các vị trí teo chỉ giới hạn ở tứ chi nhưng khi bệnh nặng hơn sẽ lan ra rộng ra toàn cơ thể.

hoi chung xo cung teo co mot ben ALS

Theo các bác sĩ, người bệnh nên tới ngay bệnh viện khi có những dấu hiệu nghi ngờ sau:

  • Chân tay yếu đi đột ngột.
  • Cử động khó khăn.
  • Nói lắp, có hiện tượng lưỡi co giật, cơ lưỡi bị teo.
  • Khó nuốt, bao gồm cả việc nuốt nước bọt và thức ăn.
  • Cứng gáy, ngẩng đầu khó khăn.
  • Đi lại không đúng tư thế.
  • Gặp khó khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt thông thường.

Nguyên nhân gây ra bệnh xơ cứng teo cơ một bên là từ đâu?

Hiện tại, nguyên nhân chính xác gây bệnh ALS vẫn chưa được công bố cụ thể. Bệnh có thể gặp ở bất cứ ai, bất cứ đối tượng nào, bất kể tuổi tác, giới tính. Trong khi đó, việc chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng sẽ khiến cho công tác phòng ngừa và điều trị gặp nhiều khó khăn.

Theo nhiều nghiên cứu, đa số các trường hợp mắc ALS là ngẫu nhiên, bất khả kháng. Chỉ có rất ít trường hợp mắc bệnh là do các yếu tố di truyền về gen.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng, ALS thường có nguy cơ cao với những đối tượng sau:

  • Nghiện thuốc lá.
  • Tiếp xúc nhiều với hóa chất, kim loại.
  • Đã từng gặp chấn thương nặng, gây chấn động tới thần kinh.
  • Bị virus xâm nhập.
  • Hoạt động thể chất quá mức với cường độ cao.

Cách chẩn đoán ALS

Để chẩn đoán ALS, khai thác bệnh sử, tìm hiểu những thông tin liên quan như có người thân mắc bệnh hay không, thời gian xuất hiện các triệu chứng bệnh và kiểm tra việc tiêu hóa, hít thở của bệnh nhân….là những thăm khám lâm sàng đầu tiên.

Sau đó, những công tác phục vụ chẩn đoán chuyên sâu sẽ được chỉ định thêm, bao gồm:

  • Xét nghiệm gen.
  • Thực hiện cơ điện ký (EMG)
  • Khảo sát dẫn truyền thần kinh.
  • Xét nghiệm máu, nước tiểu.
  • Xét nghiệm mẫu tủy sống.
  • Sinh thiết cơ
  • Chụp CT
  • Chụp MRI

Điều trị ALS như thế nào?

Thật đáng tiếc nhưng tính tới thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ biện pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn căn bệnh ALS quái ác. Các bác sĩ mới chỉ tìm ra 2 loại thuốc có tên gọi riluzole và edaravone để kiểm soát triệu chứng bệnh giúp người bệnh kéo dài sự sống lâu hơn mà thôi.

Tuy nhiên, hiệu quả của loại thuốc này vẫn còn hạn chế và mang tính tạm thời. Bởi ALS có nhiều triệu chứng bệnh phức tạp liên quan đến hệ thần kinh, hệ cơ xương hay thậm chí là cả vấn đề về tiêu hóa. Và ở nhiều trường hợp, các bác sĩ phải lồng ống thông dạ dày để cung cấp dinh dưỡng để giúp người bệnh có đủ sức duy trì cuộc sống.

Ngoài ra, áp dụng kết hợp các liệu pháp tâm lý và vật lý trị liệu cũng là một cách để giúp tinh thần người bệnh lạc quan hơn. Bên cạnh đó, cùng với một số trang thiết bị hỗ trợ, việc này cũng sẽ các hành động đơn giản trong cuộc sống được thực hiện một cách dễ dàng hơn.

Có thể bạn quan tâm đến bệnh rối loạn thần kinh vận động. Hãy tham khảo các triệu chứng, nguyên nhân gây ra bệnh và một số cách điều trị

Sống chung với bệnh ALS như thế nào?

Thông thường, những trường hợp mắc bệnh ALS thường chỉ sống được thêm khoảng 2-3 năm. Tuy nhiên, y học thế giới đã chứng kiến Nhà vật lý học thiên tài Stephen Hawking chống chọi tài tình với căn bệnh này trong suốt 55 năm.

Và dù tỷ lệ người bệnh “may mắn” gặp phải thể bệnh ALS tiến triển chậm là rất hiếm nhưng những vấn đề đặt ra về cách sống chung với căn bệnh này vẫn luôn được nhiều người quan tâm.

Thực tế, các triệu chứng của bệnh sẽ có thể được cải thiện hơn với một số thói quen như:

  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Hỗ trợ sinh hoạt bằng các thiết bị, máy mọc hiện đại
  • Tái khám thường xuyên và đúng hẹn.
  • Tham gia các câu lạc bộ hỗ trợ sức khỏe để tìm được sự đồng cảm, giúp tinh thần lạc quan hơn.

Trên đây là một số thông tin liên quan giúp trả lời câu hỏi ALS là gì của nhiều bạn đọc. Đặc biệt vì tính chất nguy hiểm của bệnh, xin nhấn mạnh rằng khi có những dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh cần nhanh chóng tới bệnh viện để được thăm khám và hỗ trợ. Qua đó, giúp thời gian sống được kéo dài hơn.

 

 

 

Tra cứu