Khi sinh ra, mỗi bé gái đã mang trong mình khoảng 300.000-400.000 trứng. Phụ nữ tuổi 20 có khả năng mang thai cao gấp 2 lần so với khi qua 30 tuổi. Vậy rụng trứng là gì, trứng rụng vào ngày nào, có thể tồn tại trong bao lâu,…? Dưới đây là một số điều thú vị về ngày rụng trứng ở phụ nữ ít ai biết, mời các bạn theo dõi.
Khi đến tuổi dậy thì, lần có kinh nguyệt đầu tiên là dấu hiệu cho biết buồng trứng bắt đầu hoạt động ổn định, quả trứng đầu tiên phóng noãn (trứng rụng), lúc này nếu gặp tinh trùng sẽ có quá trình thụ tinh.
Những sự thật thú vị về ngày rụng trứng
– Rụng trứng là gì?
Rụng trứng là hiện tượng xảy ra ở cơ thể phụ nữ tuổi sinh sản, mỗi tháng sẽ sản sinh một lượng trứng nhất định. Hiện tượng rụng trứng chỉ xảy ra giữa chu kỳ kinh. Mỗi nang chỉ có 1 trứng rụng mỗi tháng, đôi khi rụng 2-3 trứng sẽ đi vào ống dẫn trứng tới tử cung. Tại đây trứng sẽ gặp tinh trùng và thụ thai. Nếu không thì trứng sẽ đào thải ra bên ngoài tử cung và tạo hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng.
– Có thể tính được ngày trứng rụng
Việc tìm hiểu về ngày rụng trứng có thể giúp chị em tính được ngày quan hệ dễ thụ thai và tránh thai an toàn. Vậy công thức tính ngày trứng rụng như thế nào?. Bình thường, mỗi chu kỳ kinh khoảng 28-30 ngày, ngày rụng trứng sẽ được tính như sau:
Số ngày kinh – 14 = ngày rụng trứng.
Ví dụ: Người có chu kỳ kinh ổn định 28 ngày, suy ra, 28-14=14, ngày 14 là ngày rụng trứng, khả năng thụ thai cao nhất.
– Khi nào thì trứng rụng?
Khi trứng có kích thước 18-22mm thì trứng sẽ rụng, nhưng noãn phóng ra chỉ có 100m micromet (rất nhỏ). Điều kiện để trứng rụng và phóng noãn là chị em có hệ thống nội tiết tố để tuyến yên tiết chất kích thích noãn FSH, nồng độ hormone luteinizing đạt mức cao điểm (do vùng dưới đồi vỏ não tiết ra).
Phụ nữ có người rụng trứng sớm hoặc muộn, rụng 1 quả trứng hoặc rụng 2-3 trứng liền, thậm chí có người không có rụng trứng, là nguyên nhân vô sinh.
– Dấu hiệu rụng trứng
Mỗi người phụ nữ sẽ có những dấu hiệu nhận biết rụng trứng khác nhau, thậm chí có người không có biểu hiện rõ ràng. Thông thường, khi rụng trứng, thân nhiệt chị em có thể tăng nhẹ, dịch nhầy âm đạo tiết ra nhiều, bầu ngực hơi căng. Đến ngày rụng trứng, chị em thường có ham muốn tình dục cao hơn do lượng hormone progesterone gia tăng mạnh mẽ khiến cảm giác hưng phấn tăng lên.
– Trứng rụng sống được bao lâu?
Khi trứng rụng khỏi buồng trứng, đi xuống ống dẫn trứng và chờ đợi kết hợp với tinh trùng. Trứng rụng sẽ tồn tại khoảng 12-24 giờ. Trứng được thụ tinh sẽ tạo thành hợp tử, sau đó chuyển xuống làm tổ ở tử cung. Thời điểm lý tưởng nhất là các bạn nên quan hệ trong vòng 1 ngày trứng rụng để tăng khả năng thụ thai.
Nếu trứng không được thụ tinh, sẽ thoái hóa dần và đào thải ra ngoài theo máu kinh.
– Quan hệ ngoài ngày trứng rụng có mang thai?
Do tinh trùng có thể sống trong gần 1 tuần khi được đàn ông xuất tinh vào bên trong âm đạo, “tinh binh” sẽ chờ sẵn gặp trứng để thụ tinh. Vì vậy, quan hệ những ngày trước hay sau 5-6 ngày rụng trứng thì khả năng mang thai vẫn xảy ra.
– Rụng trứng có gây đau bụng không?
Khi rụng trứng thường có các cơn đau vùng bụng dưới, khá giống đau bụng kinh, cơn đau âm ỉ, thời gian đau ngắn. Tuy nhiên, đôi khi chị em nên cẩn trọng với các cơn đau bụng khác nhé.
– Đo ngày rụng trứng chính xác nhất
Hiện nay, chị em có thể dùng que thử rụng trứng LH. Bắt đầu đo từ ngày thứ 10 của chu kỳ kinh.
Các bạn lấy một ít nước tiểu vào hộp đựng, nhúng que thử vào theo chiều mũi tên khoảng 5s. Đặt que thử lên mặt phẳng khô, chờ đợi 5 phút và đọc kết quả:
+ Nếu xuất hiện 1 vạch đỏ thì không phải ngày rụng trứng.
+ Xuất hiện 2 vạch đỏ và vùng xét nghiệm có màu ngang bằng hoặc đậm hơn vùng đối chứng, có nghĩa là thời điểm rụng trứng có thể xảy ra trong 24-48 giờ.
+ Còn trường hợp không xuất hiện vạch màu nào trên vùng kiểm soát, chứng tỏ que thử rụng trứng đã hỏng, bạn nên thử lại với que thử tốt hơn.
Việc tìm hiểu hiện tượng trứng rụng sẽ giúp chị em ứng phó các trường hợp, như tránh mang thai ngoài ý muốn, muốn có con…Hi vọng qua đó giúp cho chị em có thêm thông tin về ngày trứng rụng của mình
Chúc các bạn sức khỏe !