Siêu âm đầu dò giúp chị em kiểm tra được tình trạng sức khỏe, chẩn đoán kịp thời các bệnh lý có thể gây vô sinh hoặc mang thai ngoài tử cung. Do đó, bài viết những điều cần biết về siêu âm đầu dò sẽ giải đáp các vấn đề liên quan đến kỹ thuật này, mời chị em theo dõi.
Siêu âm đầu dò là gì?
Siêu âm đầu dò là siêu âm vùng chậu được bác sĩ chuyên khoa chỉ định thực hiện để chẩn đoán các bệnh ở tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng và âm đạo.
Siêu âm đầu dò là dùng sóng âm cao tần tiếp xúc qua ngõ âm đạo, bác sĩ sẽ dùng 1 đầu dò khoảng 2-3 inch cho vào âm đạo, từ đó phản ánh hiển thị hình ảnh có chất lượng sắc nét.
Ưu điểm: Giúp bác sĩ nhìn rõ hơn các cơ quan trong hệ thống sinh sản.
Nhược điểm: Kỹ thuật không sử dụng cho tất cả mọi người, những chị em đã từng quan hệ, màng trinh đã rách thì mới có thể áp dụng. Chỉ quan sát các cơ quan trong tiểu khung, không thấy tạng ở trên ổ bụng.
Thời điểm siêu âm đầu dò
Chị em nên đi siêu âm đầu dò với các trường hợp như kiểm tra vòng tránh thai, khi đau vùng xương chậu, nghi ngờ mang thai ngoài tử cung và kiểm tra các bệnh phụ khoa, u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
Đối với chị em mang thai, siêu âm đầu dò được dùng trong thời điểm chẩn đoán sảy thai, theo dõi tim thai, xác định nguyên nhân chảy máu âm đạo.
Các mẹ đừng quên theo dõi lịch khám thai chuẩn nhất 2019 trong suốt thai kỳ nhé
Siêu âm đầu dò phát hiện bệnh gì?
Siêu âm đầu dò được bác sĩ chỉ định thực hiện để chẩn đoán các bệnh ở tử cung, vòi trứng, buồng trứng và âm đạo.
Siêu âm đầu dò có thể phát hiện sớm các bệnh:
– Viêm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng.
– Chẩn đoán mang thai ngoài tử cung, sảy thai, nhau thai tiền đạo, thai nhi dị tật.
– Các bệnh u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung, đây là những bệnh có nguy cơ biến chứng ung thư.
– Chẩn đoán sớm các bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng – đây là 2 bệnh ung thư có tỉ lệ tử vong rất cao, chỉ sau ung thư vú ở phụ nữ.
Khi đi siêu âm, chị em không cần phải chuẩn bị nhiều. Tùy vào lý do siêu âm, bác sĩ có thể yêu cầu chị em để bàng quang trống rỗng hay căng đầy. Bàng quang đầy sẽ giúp hình ảnh siêu âm các cơ quan vùng chậu rõ ràng hơn. Xem thêm những điều bạn cần lưu ý khi tự thử thai tại nhà
Siêu âm đầu dò có nguy hiểm không?
Siêu âm đầu dò được đánh giá là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh an toàn, không gây đau đớn, có thể có cảm giác hơi khó chịu. Thai phụ hoàn toàn có thể yên tâm với phương pháp siêu âm này, không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi do thiết bị siêu âm chỉ di chuyển xung quanh âm đạo, không tác động đến tử cung.
Tuy nhiên, nếu chị em ham rẻ đến các địa chỉ khám chữa bệnh kém chất lượng có thể gây đau đớn, chảy máu, thậm chí nhiễm trùng chéo.
Lưu ý rằng, siêu âm đầu dò có thể có cảm giác khó chịu, đôi khi tức bụng, có thể gây cọ sát vào thành âm đạo chảy máu. Chị em không cần quá lo lắng, vì hiện tượng này có thể mất đi sau khoảng 12-24 tiếng.
Chi phí siêu âm đầu dò
Thực tế, nhiều phòng khám, bệnh viện sẽ có mức chi phí siêu âm cố định khác nhau. Giá siêu âm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ sở vật chất, trang thiết bị, mục đích siêu âm, tay nghề bác sĩ….từ đó sẽ có niêm yết chi phí tùy mỗi cơ sở y tế.
Đặc biệt, chi phí siêu âm có thể bao gồm thêm nhiều chi phí phát sinh khác, vì siêu âm đầu dò nên kết hợp siêu âm bụng để đánh giá tổng quan sức khỏe chính xác hơn.
Nên đi siêu âm đầu dò ở đâu?
Chị em nên đến các địa chỉ cơ sở y tế uy tín, như bệnh viện phụ sản TW, phụ sản HN, khoa phụ sản BV Bạch Mai, Việt Đức…Hầu hết các bệnh viện công lập được đánh giá chất lượng uy tín cao, hiệu quả. Tuy nhiên, nhược điểm là chỉ làm việc trong giờ hành chính, lượng bệnh nhân đông phải chờ đợi lâu.
Khám phá: khám sức khỏe sinh sản tại Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội có tốt không?
Do đó, để tham khảo các địa chỉ siêu âm đầu dò chất lượng cao, chị em có thể gọi tổng đài tư vấn 24/24 giờ 02437.152.152. Hi vọng bài viết này sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về ưu nhược điểm của siêu âm đầu dò trong việc chẩn đoán và phát hiện kịp thời các bệnh phụ khoa, nhất là chị em mang thai.