Cụm từ “tâm thần phân liệt” có lẽ rất nhiều người biết đến. Nhưng nguyên nhân gây ra bệnh là gì và có thể điều trị không thì chắc hẳn không phải ai cũng biết. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tâm thần phân liệt, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chia sẻ qua bài viết sau đây.
Tâm thần phân liệt là gì?
Tâm thần phân liệt là rối loạn não nặng, ngày càng phát triển nặng nề hơn gây mãn tính. Tâm thần phân liệt có thể dẫn đến ảo giác, các suy nghĩ ảo tưởng, tiêu cực và mất phương hướng gây rối loạn chức năng.
Theo thống kê của Viện sức khỏe tâm thần Trung Ương, ở Việt Nam tỉ lệ người mắc bệnh tâm thần 1 lần trong đời là 15 – 20%. Hiện nay con số này đang tiếp tục tăng cao và chủ yếu ở những người trẻ.
Người bị tâm thần phân liệt cần điều trị suốt đời. Điều trị sớm có thể giúp kiểm soát các triệu chứng trước khi biến chứng nghiêm trọng và có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh về lâu về dài.
Nguyên nhân gây bệnh tâm thần phân liệt?
Hiện nay vẫn chưa có tác nhân chính xác gây ra bệnh tâm thần phân liệt. Nhưng nghiên cứu cho rằng, người bệnh có thể bị tác động về tâm lý, do di truyền hoặc do môi trường dẫn đến mắc bệnh.
- Di truyền: Tâm thần phân liệt có xu hướng xảy ra trong một gia đình có gen di truyền
- Chất dẫn truyền thần kinh: Chất dẫn truyền thần kinh này có tên là Dopamin và serotonin. Một số nghiên cứu chỉ ra sự mất cân bằng giữa hai chất này đã ảnh hưởng đến yếu tố di truyền. => Xem thêm: Triệu chứng thiếu hụt Dopamin
- Gặp các biến chứng trong thời gian mang thai và sau khi sinh: Phụ nữ sau khi sinh phải lao động khá sớm, trầm cảm sau sinh ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của não, gây ra tâm thần phân liệt.
- Sang chấn tâm lý: Người bệnh đã trải qua một biến cố tâm lý, mất đi người thân, ly hôn, bị mất việc hoặc bị lạm dụng tình dục gây tổn thương và căng thẳng thần kinh.
- Lạm dụng các chất ma túy, chất kích thích: Các loại thuốc này không trực tiếp gây ra tâm thần phân liệt, nhưng nếu lạm dụng thuốc sẽ làm tăng nguy cơ phát triển tâm thần phân liệt. Một số loại thuốc, đặc biệt là cần sa, cocaine, LSD hoặc amphetamine có thể gây ra các triệu chứng bệnh tâm thần phân liệt.
Khám phá thêm: Dấu hiệu nhiễm HIV sớm nhất
Triệu chứng của tâm thần phân liệt?
Tâm thần phân liệt liên quan đến các vấn đề về suy nghĩ, nhận thức, hành vi hoặc cảm xúc. Các triệu chứng của bệnh có thể khác nhau. Nhưng thông thường vẫn bao gồm những triệu chứng sau:
-
Ảo tưởng
Là những ý nghĩ sai lầm, không dựa trên thực tế hoặc có thể rất điên rồ. Ví dụ như người bệnh nghĩ rằng mình có năng lực siêu phàm, khả năng đặc biệt, nghĩ mình là người nổi tiếng hoặc một thảm họa lớn sắp xảy ra. Tình trạng ảo tưởng sẽ xảy ra ở hầu hết những người bị tâm thần phân liệt.
-
Ảo giác, ảo thanh
Người bệnh thường nhìn hoặc nghe thấy những thứ không tồn tại. Tuy nhiên, đối với người bị tâm thần phân liệt, ảo giác có thể ở bất kỳ giác quan nào, nhưng nghe giọng nói là phổ biến nhất.
-
Không kiểm soát được lời nói
Những lời nói không có chủ đích, nói lung tung khiến người nghe không hiểu được.
-
Hành vi bất thường
Người bệnh không thể tự chủ bản thân được, không tự chăm sóc bản thân, kèm theo những hành động ngây ngô như một đứa trẻ. Ví dụ như không tự mặc quần áo, có những hành động kỳ quái…
-
Triệu chứng âm tính
Giảm thiếu khả năng hoạt động như người bình thường. Ví dụ, người đó có thể bỏ bê vệ sinh cá nhân hoặc tỏ ra thiếu cảm xúc (không giao tiếp bằng mắt, không thay đổi biểu cảm trên khuôn mặt hoặc nói một cách đơn điệu). Ngoài ra, người bệnh có thể mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày, rút lui khỏi xã hội hoặc thiếu khả năng trải nghiệm niềm vui.
Phương pháp chữa bệnh tâm thần phân liệt nào hiệu quả?
Người mắc bệnh tâm thần phân liệt sẽ được điều trị bằng các loại thuốc như Aminazine, Haldol…để giúp giảm các triệu chứng của bệnh. Đa số những người bệnh điều trị bằng các loại thuốc này không cần phải ở lại viện để điều trị và đến các cơ sở y tế lĩnh thuốc về sử dụng. Bên cạnh đó, y học đã cho ra đời một số loại thuốc điều trị tâm thần hiệu quả hơ như risperidone, olanzapine … giúp người bệnh có thể điều trị bệnh trong một thời gian dài mà ít tác dụng hơn.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần được phục hồi tâm lý bao gồm:
- Giúp người bệnh hòa nhập cộng đồng, tiếp xúc với những người xung quanh.
- Giúp người nhà bệnh nhân hiểu rõ hơn về bệnh và cách chăm sóc người bệnh.
Trên đây là những chia sẻ về bệnh tâm thần phân liệt, mong rằng bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích về bệnh này. Đồng thời, khi chăm sóc người bệnh, người và cả người nhả nên kiên trì trong quá trình điều bệnh, nhờ đó bệnh mới có thể nhanh chóng hồi phục được.