Chuyên đề sức khỏe

Triệu chứng thiếu hụt Dopamine và những điều bạn cần biết

Đã đăng 23/03/2019

trieu chung thieu hut Dopamine

Thiếu hụt Dopamine trong não có liên quan trực tiếp đến bệnh Parkinson, loại bệnh thoái hóa thần kinh gây run tay chân, cứng cơ bắp…Do đó, tìm hiểu triệu chứng thiếu hụt Dopamine, nguyên nhân và cách diều trị sẽ giúp chúng ta phòng trừ bệnh hiệu quả.

Dopamine là một hormone hạnh phúc. Có tác dụng gửi các tín hiệu thần kinh kiểm soát cử động cũng như thể hiện cảm xúc con người.

Triệu chứng nhận biết thiếu hụt Dopamine

Nhìn chung, những dấu hiệu & triệu chứng thiếu hụt Dopamine phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Thiếu hụt Dopamine thường có triệu chứng điển hình như:

  • Cơ thể bị co thắt cơ, cứng cơ bắp, mất thăng bằng khi di chuyển, gây vận động khó khăn.
  • Gặp khó khăn khi nhai nuốt thức ăn, dễ bị táo bón, bệnh trào ngược dạ dày.
  • Suy giảm chất lượng giấc ngủ, khó tập trung làm việc.
  • Bị viêm phổi thường xuyên, di chuyển hay nói cũng chậm hơn bình thường, suy giảm ham muốn tình dục.
  • Nguy hiểm hơn, những người thiếu hụt Dopamine có xu hướng suy nghĩ tự tử, trầm cảm

Nguyên nhân gây thiếu hụt Dopamine

Thiếu hụt Dopamine có liên quan đến các bệnh rối loạn thần kinh. Nhưng không trực tiếp gây ra tình trạng này.

– Nguyên nhân thường gặp như trầm cảm, rối loạn tâm thần, tâm thần phân liệt, bệnh Parkinson.

– Lạm dụng chất kích thích như ma túy sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng Dopamine.

– Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, đường sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng Dopamine. Ngoài ra, thiếu protein trong thực đơn hàng ngày cũng gây thiếu  một loại acid amin giúp tổng hợp Dopamine.

Điều trị thiếu hụt Dopamine bằng cách nào?

Việc điều trị thiếu hụt Dopamine phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Có thể điều trị bằng thuốc hoặc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng giúp cân bằng lại Dopamine hiệu quả.

– Trường hợp người thiếu hụt Dopamine do các rối loạn thần kinh như trầm cảm, tâm thần phân liệt thì có thể dùng thuốc chống trầm cảm, ổn định tâm trạng.

– Đối với bệnh Parkinson, người bệnh điều trị bằng thuốc ropinirole và pramipexole sẽ giúp tăng hàm lượng Dopamine.

– Ngoài điều trị bằng thuốc, thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi, thoải mái tinh thần,tập vật lý trị liệu cũng là phương pháp cân bằng lại Dopamine, cải thiện rối loạn vận động.

Những cách làm tăng Dopamine tự  nhiên

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng là một cách đơn giản để chúng ta tăng hàm lượng Dopamine hiệu quả.

  • Ăn nhiều thực phẩm chứa protein

Protein được tạo thành từ nhiều hợp chất, chúng được gọi là axit amin, trong đó có có amino axit được gọi là tyrosine có vai trò sản xuất Dopamine. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tăng lượng tyrosine bằng chế độ ăn thực phẩm chứa protein có thể làm tăng nồng độ Dopamine, thúc đẩy tư duy và cải thiện trí nhớ.

  • Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo bão hòa

Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, nếu cơ thể dung nạp một lượng lớn chất béo bão hòa như bơ sữa, dầu dừa, chất béo động vật…Có thể phá vỡ những tín hiệu Dopamine trong não. Cụ thể, tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa làm tăng viêm trong cơ thể, dẫn đến sự thay đổi hệ thống sản xuất Dopamine.

  • Bổ sung lợi khuẩn probiotics

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, ruột và não có mối liên kết khá chặt chẽ. Nhiều chứng minh rằng, khi tiêu thụ một lượng lớn thức ăn, một số chủng vi khuẩn có thể làm giảm triệu chứng lo lắng. Do đó, việc bổ sung thực phẩm chứa probiotics có nhiều trong sữa chua, trái cây, kimchi…Sẽ giúp cải thiện hàm lượng Dopamine hiệu quả.

Ngoài ra, chế độ tập luyện thể dục  khoảng 10-20 phút cũng giúp não sản xuất thêm nhiều Dopamine.  Mỗi ngày ngủ 7-9 tiếng sẽ giúp chúng ta có tinh thần khoái mái, cơ thể tràn đầy năng lượng, vì lúc ngủ não bộ sẽ giúp bạn tỉnh táo và cân bằng Dopamine.

Từ đó ta thấy Dopamine là một “hormone hạnh phúc”, mang lại nhiều lợi ích trong sinh hoạt hàng ngày của con người. Do đó, khi có triệu chứng thiếu hụt Dopamine thì các bạn nên đi khám chẩn đoán nguyên nhân, nhất là loại bỏ các nguy cơ mắc các bệnh thần kinh như trầm cảm, rối loạn tâm thần, tâm thần phân liệt, bệnh Parkinson.

Tra cứu