Mang thai

Lịch khám thai chuẩn 2019 trong suốt thai kỳ?

Đã đăng 12/02/2019

Lịch khám thai và siêu âm trong toàn bộ thai kì là vô cùng quan trọng để bạn có thể theo dõi được sức khỏe của cả mẹ và bé. Cùng tham khảo những lịch khám thai chuẩn 2019 trong suốt thai kỳ dưới đây để biết tình trạng sức khỏe, cân nặng của bé để bảo đảm chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý nhé

Lịch khám thai chuẩn nhất [update 2019]

  1. Khám thai lần đầu tiên

Khi phát hiện mình có thai nữ giới nên đi thăm khám và kiểm tra khả năng mang thai là chính xác hay không. Lần kiểm tra đầu tiên này bác sĩ sẽ xác định tuổi thai, dự kiến sinh và thai có tim thai hay chưa. Nếu thời điểm khám chưa nhận thấy tim thai, các bà bầu có thể khám thai 2-3 tuần tiếp theo để kiểm tra tim thai của thai nhi. Thông thường, thời điểm có tim thai là tuần 7 – 10.

lich kham thai dinh ky

  1. Khám thai lần thứ hai

Lần khám thứ 2 ở trong khoảng thời gian tuần 7, 8. Lúc này bác sĩ sẽ chẩn đoán được chiều dài, tim thai, các dấu hiệu bất thường, kích thước phôi thai…Từ các kết quả đó sẽ biết thai nhi có bị suy dinh dưỡng hay gặp bất cứ dị tật gì không.

Mặt khác, mẹ bầu sẽ được tiến hành đo huyết áp, khám sức khỏe và xem xét tình trạng nghén có ảnh hưởng đến bà bầu và thai nhi hay không.

  1. Khám thai lần thứ ba

Lần khám thứ ba ở tuần 12, 13. Giai đoạn này mẹ nên đi siêu âm 3D hoặc 4D để đảm bảo bé có bị dị tật bẩm sinh không hay có ổn định hay không. Cũng như kiểm tra xem bé có mắc bệnh Down hoặc áp dụng xét nghiệm Double Test để tính toán khả năng mắc hội chứng Down ở giai đoạn sớm.

  1. Khám thai lần thứ tư

Lần khám thai lần 4 sẽ được thực hiện ở tuần thứ 14 – thứ 17 để quan sát sự phát triển ổn định của thai nhi qua hình thức siêu âm hình thể, siêu âm 3D, 4D… cũng như thực hiện xét nghiệm Triple Test để xác định nguy cơ bị Down ở thai nhi chính xác hơn.

Mặt khác, khi khám thai lần thứ 4 sẽ giúp bác sĩ nhanh chóng phát hiện các vấn đề sức khỏe như khối u buồng trứng, hở eo tử cung… Nhờ đó sẽ có những biện pháp can thiệp y tế kịp thời giúp khả năng sinh đẻ sau này được an toàn hơn.

  1. Khám thai lần thứ năm

Thông thường sẽ khám ở tuần 25 hoặc 26, các kết quả thực hiện siêu âm sẽ cho sản phụ biết được tình trạng sức khỏe cụ thể của thai nhi như:

  • Dấu hiệu dị tật bất thường;
  • Sứt môi;
  • Dị dạng các bộ phận trong cơ thể;
  • Dấu hiệu bất thường về tim mạch và xương.

Ở các sản phụ được bác sĩ tư vấn thực hiện các xét nghiệm kiểm tra máu, nước tiểu, yếu tố Rh… và các dấu hiệu bất thường khác. Từ các kết quả thu được sẽ có cách điều trị kịp thời. Tránh những ảnh hưởng xấu tác động lên mẹ và thai nhi.

  1. Khám thai lần thứ sáu

Lần khám thai thứ sáu sẽ được thực hiện ở tuần 31-32 của thai kỳ. Lúc này bác sĩ sẽ chẩn đoán mẹ bầu có thể sinh thường hay mổ, cũng như kiểm tra cân nặng của bé.

  1. Khám thai lần bảy

Lần khám thai định kỳ thứ 7 bạn sẽ thự hiện vào khoảng tuần thứ 35 – 36, thời điểm này các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả siêu âm 4D có màu để dễ dàng quan sát sự phát triển và dị tật thai nhi (nếu có).

Lần thực hiện xét nghiệm này các bác sĩ sẽ theo dõi độ phát triển và lựa chọn phương phát sinh đẻ phù hợp thông qua các chỉ số sau:

  • Động mạch não;
  • Động mạch tử cung;
  • Theo dõi oppler động mạch rốn
  1. Khám thai lần tám

Nếu các lần khám thai trước mẹ bầu chỉ có thể xem dấu hiệu bất thường, chuyển động tim thai… thì lần kiểm tra cuối cùng bạn sẽ biết được mức nước ối và trọng lượng thai nhi khi ra đời.

Để bảo đảm cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi, bạn nên khám 1 tuần/lần. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu bất thường của thai nhi và xác định được thời gian lâm bồn của mình chính xác nhất.

Mời các mẹ tham khảo thêm: Top 8 thực phẩm tốt nhất cho bà bầu 

Trên đây là lịch khám thai chuẩn 2019 trong suốt thai kỳ mà bạn không nên bỏ qua. Mỗi giai đoạn khám thai định kỳ sẽ được các bác sĩ đặt lịch hẹn khám khác nhau. Điều bạn cần làm là nhớ ngày khám thai tiếp theo để sẵn sàng chào đón con yêu của mình.

Tra cứu