Chuyên đề sức khỏe

6 hậu quả của thiếu máu do thiếu vitamin B12 và axit folic

Đã đăng 01/12/2018

Bạn mắc các bệnh về tim mạch, bạn bị vô sinh, khó khăn trong việc sinh nở, trí nhớ giảm sút, tê cứng chân tay,..là những hậu quả của bệnh thiếu máu do thiếu vitamin B12 và axit folic.

Thiếu máu do thiếu vitamin B12 và axit folic làm cho cơ thể sản xuất ra các hồng cầu lớn bất thường không thể hoạt động đúng cách. Ngoài ra có thể gây ra một loạt những hậu quả nguy hiểm. Chúng thường phát triển từ lúc đầu, và có thể trầm trọng thêm nếu tình trạng này không được điều trị. Dưới đây là 6 hậu quả của thiếu máu gây ra. Hãy tìm hiểu cùng Suckhoeguide.com và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhé !

hau qua cua thieu mau

 

6 hậu quả của thiếu máu do thiếu vitamin B12 và axit folic.

Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng trong tích tắc. Điều đáng nói là các triệu chứng này thường đến rất âm thầm nhưng tiến triển lại khá nhanh. Dưới đây là 6 hậu quả do thiếu máu:

1. Bệnh tim mạch: Thiếu máu do thiếu axit folic có thể dẫn tới tình trạng tim đập nhanh hơn, nhịp tim đập không đều. Lúc này trái tim của bạn sẽ phải bơm nhiều máu hơn để bù đắp cho sự thiếu oxy trong máu khi bạn đang mắc chứng thiếu máu, thậm chí có thể dẫn đến suy tim sung huyết rất nguy hiểm.

2. Vô sinh: Thiếu máu do thiếu vitamin B12 đôi khi có thể dẫn đến tình trạng khó thụ thai ở nữ giới hay còn gọi là vô sinh tạm thời. Điều này các bạn hoàn toàn có thể cải thiện bằng cách bổ sung vitamin B12 kịp thời và đúng cách. Ngoài ra khi bị thiếu máu do thiếu axit folic cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, nhưng vấn đề này chỉ tạm thời và có thể cứu vãn khi bạn bổ sung đủ axit folic

3. Gây ung thư dạ dày: Nếu bạn thiếu hụt vitamin B12 do thiếu máu ác tính (bệnh hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh trong dạ dày) thì sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu hụt axit folic có thể tăng nguy cơ ung thư, như ung thư đại tràng, ung thư dạ dày.

4. Gặp các vấn đề về thần kinh.

Thiếu vitamin B12 có thể ảnh hưởng đến thần kinh của bạn. Cụ thể như:

– Ảnh hướng đến thị giác.

– Gây mất trí nhớ.

– Tê cứng chân tay và cảm giác như bị kim chích.

– Ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và gây ra khó nói hoặc khó đi bộ

– Tổn thường đến các dây thần kinh ngoại biên chủ yếu ở chân.

– Biến chứng về thần kinh rất khó điều trị.

5. Gây khó khăn khi sinh con.

Thiếu axit folic khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc trẻ sơ sinh bị thiếu cân. Nguy cơ nhau thai bong non cũng tăng lên. Đây là một tình trạng nghiêm trọng, vì nhau thai từ từ bong ra khỏi tử cung của mẹ, làm bé thiếu oxy, gây đau bụng và chảy máu âm đạo ở mẹ.

6. Gây khuyết tật ống thần kinh.

Nêu mẹ bị thiếu máu trong khi đang mang thai do sự thiếu hụt vitamin B12 có thể làm tăng nguy cơ bé bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng hay còn được gọi là khuyết tật ống thần kinh.

-Có thể gây tật nứt đốt sống, cột sống của bé phát triển không đúng cách.

– Đứa trẻ sinh ra không có các bộ phận của hộp sọ hay não bộ

– Thoát vị não do da bọc túi chứa một phần não hoặc do màng não bị đẩy ra khỏi một lỗ trên hộp sọ. .

Phòng ngừa thiếu vitamin B12 và axit folic.

Để phòng ngừa việc thiếu vitamin B12 và axit folic gây thiếu máu các bạn nên chú ý một số điều sau:

– Nên có một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đặc biệt là những thực phẩm giàu axit folic và vitamin B12 có nhiều ở trong thịt đỏ, gia cầm, hải sản, trứng, lúa mì, cùi dừa già, nấm hương, mộc nhĩ, rau lá xanh thẫm, đậu, lạc,…và một số thực phẩm có nguồn gốc thực vật cũng là nguồn sắt tốt.

– Tăng cường sự hấp thu sắt của cơ thể bằng cách uống nước chanh, nước cam.

– Nếu bạn đang mang thai, hãy bổ sung những thực phẩm giàu sắt như: thịt bò, ngũ cốc tăng cường sắt, patê, khoai tây, súp ngao, đỗ trắng, rau chân vịt (bina), mận sấy khô, hạt bí ngô.

– Cần bảo đảm cung cấp đủ chất dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, đặc biệt là những thực phẩm giàu chất sắt giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu ở phụ nữ.

Nếu bạn nghi ngờ mình bị thiếu máu do thiếu vitamin B12 và axit folic, bạn nên sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ chuyên khoa huyết học để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu và có hướng điều trị phù hợp nhất cho bạn

Tra cứu