Chuyên đề sức khỏe

Bệnh cảm cúm có lây không, lây truyền qua hình thức nào?

Đã đăng 19/08/2022

Bệnh cảm cúm có lây không? Nắm bắt được hình thức lây truyền của bệnh cảm cúm sẽ giúp các bạn phòng tránh được  nguy cơ bị mắc bệnh. Đồng thời còn ngăn chặn bệnh bùng phát. Vậy bệnh cảm cúm lây truyền qua những đường nào? Cùng tìm hiểu để có câu trả lời nhé!

Bệnh cảm cúm là gì?

Bệnh cảm cúm là một bệnh lý đường hô hấp do virus gây ra. Bệnh nhân mắc bệnh cúm thường có các triệu chứng  như:

  • Sốt
  • Đau đầu
  • Cổ họng bị đau
  • Đau nhức cơ bắp
  • Ho kéo dài
  • Cơ thể mệt mỏi

Cảm cúm không cần điều trị cũng có thể tự khỏi. Tuy nhiên với những trường hợp bệnh chuyển biến nặng. Bệnh nếu không điều trị sẽ chuyển biến thành viêm phổi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thậm chí bệnh cảm cúm còn gây tử vong khi bệnh chuyển biến nặng.

Bệnh cảm cúm có lây không, lây qua đường nào?

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì bệnh cảm cúm có khả năng lây lan cao. Nếu như không có cách phòng tránh, bệnh sẽ nhanh chóng bùng phát và trở thành dịch.

Hiện bệnh cảm cúm đang lây truyền thông qua các hình thức sau:

Cảm cúm lây qua đường hô hấp

Người bị cúm thường có những triệu chứng như hắt hơi hoặc ho. Khi ấy, các loại virus cúm cũng theo dịch tiết ra bên ngoài và có thể phát tán xa đến 2 mét trong không khí. Bên cạnh đó, khi trò chuyện virus cúm cũng có thể thoát ra bên ngoài và dễ dàng tiếp cận với người đối diện.

Thông thường, thời gian đỉnh điểm của cảm cúm là vào mùa đông khi tiết tiết trở lạnh. Lúc này mọi người thường có xu hướng xích lại gần nhau hơn. Chính điều này đã tạo điều kiện cho virus cúm lây lan nhanh và phát triển mạnh.

Cảm cúm lây truyền khi sử dụng chung đồ với người bệnh

Khi hắt hơi hoặc ho, người bệnh có khuynh hướng dùng tay hoặc khăn để che miệng. Sau đó, nếu người bệnh không bỏ khăn vào thùng rác hay không rửa tay. Thay vào đó lại dùng tay chạm vào điện thoại, cốc nước, mặt bàn, đũa, bát… virus cúm sẽ bám vào các loại vật dụng này.

Theo các chuyên gia, virus cúm có thể  tồn tại ở bên ngoài đến 48 giờ. Nếu như bạn sử dụng các vật dụng của người bị cảm cúm. Hoặc vô tình chạm vào nhưng không vệ sinh sạch sẽ mà lại tiếp xúc trực tiếp vào mắt, miệng mũi… Virus cúm sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh.

Thời điểm nào dễ lây truyền bệnh cúm?

Thực tế hiện nay có nhiều người bị cảm cúm nhưng lại hoàn toàn không biết bản thân bị mắc bệnh. Vì thế đã vô tình làm bệnh lây lan sang cho người khác trước khi bệnh bộc phát.

Theo các chuyên gia, bệnh cảm cúm thường lây truyền khi bệnh đã phát tác được 3-4 ngày. Đối với những người khỏe mạnh, virus cúm sẽ lây sang cho người khác trước 1 ngày khi các triệu chứng của bệnh bùng phát. Với những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ thì virus cúm có thể lây truyền trong thời gian dài.

Các triệu chứng của bệnh cúm thường xuất hiện sau khi bạn tiếp xúc với virus cúm khoảng 2 ngày. Đôi khi dấu hiệu của bệnh sẽ xuất hiện muộn hơn. Có một số người khi bị virus cúm nhưng lại không có triệu chứng.

Như vậy có thể thấy, virus cúm có thể lây truyền bất cứ thời điểm nào ngay cả khi bạn đang khỏe mạnh, không có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh.

Bệnh cúm gây ra biến chứng nào?

Với những người bị bệnh cảm cúm ở mức độ nhẹ, không cần điều trị bệnh cũng tự khỏi. Thông thường bệnh sẽ hồi phục sau 2 tuần.

Tuy nhiên, với những bệnh nhân bị mắc bệnh cúm ở mức độ nặng. Nếu không nhập viện để bác sĩ theo dõi và điều trị, bệnh sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm khó lường, cụ thể:

  • Bệnh cúm khi chuyển biến nặng có thể khiến người bệnh bị viêm phổi; viêm phế quản; nhiễm trùng xoang và nhiễm trùng tai.
  • Đối với những bệnh nhân bị mắc bệnh mãn tính, viêm phổi hệ lụy của bệnh cảm cúm sẽ khiến bạn tử vong.

Vì thế, nếu như bạn bị cúm đã 3 tuần, tình trạng ho kéo dài mãi không khỏi. Bạn hãy nhanh chân đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ tiến hành thăm khám và chụp chiếu. Phát hiện sớm biến chứng viêm phổi do bệnh gây ra.

Các yếu tố làm gia tăng biến chứng của bệnh cúm

Bệnh cảm cúm có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi của cả 2 giới. Tuy nhiên, với những người bị mắc các bệnh lý sau đây, khả năng cao sẽ bị bệnh cảm cúm:

  • Đang bị bệnh hen suyễn
  • Bị mắc các bệnh lý thần kinh
  • Các bệnh lý rối loạn về máu (như bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm)
  • Bệnh phổi mãn tính (như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD và xơ nang)
  • Rối loạn nội tiết (như đái tháo đường)
  • Bệnh tim
  • Rối loạn chức năng thận; gan hoặc rối loạn chuyển hóa di truyền và rối loạn ty thể

Ngoài ra, người béo phì; người dưới 19 tuổi sử dụng thuốc chứa aspirin hoặc salicylate trong thời gian dài; người có hệ thống miễn dịch yếu…  cũng làm gia tăng biến chứng bệnh cúm.

Bệnh cảm cúm có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm khó lường. Vì thế, mọi người cần biết được hình thức lây truyền của bệnh để phòng tránh nguy cơ bùng thành đại dịch.

Tra cứu