Mang thai

Nhân sâm liệu có tốt cho phụ nữ mang thai?

Đã đăng 11/12/2018

Nhiều người cho rằng, nhân sâm là vị thuốc bổ và quý hiếm rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là người già và chị em đang mang thai, ăn nhân sâm khi mang thai sẽ giúp con thông minh, ngăn ngừa các bệnh sơ sinh,..chính vì vậy khi mang bầu nhiều bà mẹ tập trung bồi bổ nhiều.

Vậy thực hư chuyện ăn nhân sâm khi mang thai, nó có tốt như lời đồn không? 

Nhân sâm là một trong những thực phẩm quý hiếm được dùng rộng rãi, nó đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm căng thẳng, tăng khả năng miễn dịch, hạn chế mệt mỏi,…Vậy liệu bà bầu uống nhân sâm có tốt không? Chính vì vậy chuyên đề sức khỏe phụ nữ Mang Thai hôm nay chúng tôi xin giải đáp vấn đề này để mẹ bầu an tâm và có sức khỏe, chế độ dinh dưỡng hợp lý cho thai kỳ khỏe mạnh nhé !

ba-bau-an-nhan-sam

Nhân sâm là gì?

Nhân sâm là một loại thảo dược được tìm thấy và có nhiều ở Châu Á, Châu Mỹ, từ xa xưa đây được coi là thảo dược quý hiếm và rất tốt cho sức khỏe.

Hiện nay, nhân sâm được các nhà Y học cổ truyền và Tây y cùng nhau nghiên cứu về những lợi ích của nó mang lại. Ngoài những công dụng đã được chia sẻ ở mục trên thì nhân sâm còn có công dụng trong việc hạ đường huyết, hạ huyết áp ở người bị tiểu đường,

Ngoài ra, nhân sâm làm giảm triệu chứng bệnh tim mạch, nâng cao sức đề kháng trong điều trị ung thư, cải thiện chứng tâm thần kinh…

Bà bầu ăn nhân sâm có tốt không?

Dù biết rằng khi mang thai là giai đoạn cả mẹ và bé cần được chăm sóc tốt đặc biết là chế độ dinh dưỡng. Vậy thực hư chuyện uống nhân sâm tốt cho bà bầu là thật không? Câu trả lời là Không hẳn đâu nhé các mẹ !

Theo quan niệm, nhân sâm là thực phẩm quý, giúp sinh ra những đứa con khỏe mạnh thông minh, do đó, nhiều mẹ bầu sẵn sàng bỏ tiền ra mua nhân sâm bồi bổ từ khi trong bào thai. Đối với những người bình thường, nó rất tốt nhưng thực chất nhân sâm lại không hề tốt cho bà bầu đâu, việc lạm dụng nhân sâm trong thời gian mang thai sẽ gây ra nhiều nguy hiểm:

Thai nhi dị tật

Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ mang thai ăn nhân sâm có thể gây dị tật cho trẻ khi đang trong bụng mẹ.

Các nhà khoa học đã thí nghiệm nhân sâm trên những con chuột mang thai. Mỗi con chuột sẽ được tiêm khoảng 30mg/ml hợp chất ginsenoside Rb1 (hợp chất có nhiều trong nhân sâm). Sau 9 ngày thì các cơ quan trong phôi thai chuột như tim, mắt, chân tay phát triển không bình thường. Điều này chứng tỏ, mẹ bầu không nên ăn nhân sâm để tránh nguy cơ gây thai nhi dị tật.

Ung thư

Nhân sâm có tác dụng giống estrogen, nên chị em có nguy cơ cao mắc ung thư như ung thư vú, ung thư cổ tử cung – là 2 loại ung thư có tỉ lệ tử vong cao nhất ở nữ giới. Do đó, nhân sâm có hại nhiều hơn là có hại đối với các mẹ bầu.

Chảy máu sau sinh

Nhân sâm có đặc tính chống đông máu, do đó,quá trình sinh con và sau sinh có thể gây ra hiện tượng chảy máu nghiêm trọng.

Tiêu chảy

Mẹ bầu uống trà nhân sâm có thể bị tiêu chảy 2-3 lần/ngày. Tiêu chảy sẽ khiến cơ thể mất nước, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Lúc này, thai phụ cần nhanh chóng đi khám để bác sĩ tư vấn các phục hồi nước trong cơ thể.

Gây khó ngủ

Nhân sâm là yếu tố khiến chị em mất ngủ, thức đêm nhiều lần. Việc thiếu ngủ có thể khiến cơ thể thai phụ mệt mỏi, suy giảm sức khỏe, tâm trạng thay đổi thất thường, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Mất cân bằng lượng đường trong máu

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị đái tháo đường. Khi bà bầu dùng nhân sâm có thể dẫn đến mất cân bằng lượng đường trong máu, từ đó gây chóng mặt, choáng ngất, gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Đau đầu

Nhân sâm là một trong những tác nhân khiến chị em mang thai bị đau đầu, chóng mặt, khiến các triệu chứng mang thai như ốm nghén, tâm lý càng nghiêm trọng.

Khuyến cáo: Các nhà nghiên cứu khoa học khuyến cáo phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu tuyệt đối không dùng nhân sâm, bất kỳ dưới hình thức nào.

Đối với giai đoạn giữa thai kỳ, chị em có thể dùng nhân sâm, nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng đúng liều lượng và sử dụng trong thời gian ngắn, không dùng liên tục.

Trường hợp sau khi sử dụng nhân sâm, mẹ bầu có những triệu chứng bất thường thì dừng lại và nhanh chóng đi khám để theo dõi sức khỏe mẹ và bé.

Tham khảo thêm thông tin hữu ích

Tra cứu