Phụ khoa

Ra máu sau khi đốt viêm lộ tuyến nguy hiểm không?

Đã đăng 24/07/2022

Ra máu sau khi đốt viêm lộ tuyến nguy hiểm không? trước hết chị em cần phải biết viêm lộ tuyến là gì, khi nào cần phải đốt. Từ đó sẽ giúp chị em giải đáp được thắc mắc nêu trên.

Viêm lộ tuyến là bệnh gì?

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là hiện tượng các tuyến từ trong ống cổ tử cung phát triển và xâm lấn ra phía ngoài gây ra tổn thương cổ tử cung.

Bệnh lý này thường bắt gặp ở những chị em đã từng quan hệ tình dục, đang trong độ tuổi sinh đẻ hoặc vừa mới sinh xong.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung thực chất là tổn thương lành tính. Nhưng nếu điều trị muộn, bệnh phát triển nặng và chuyển sang giai đoạn ác tính. Vì thế, tùy theo tình trạng của bệnh sẽ có cách chữa khác nhau.

Viêm lộ tuyến- bệnh phụ khoa có thể gây vô sinh

Dấu hiệu nhận biết của viêm lộ tuyến

Chị em có thể dựa vào biểu hiện của khí hư để nhận biết bệnh. Cụ thể, khi bị viêm lộ tuyến, người bệnh sẽ có các triệu chứng:

  • Khí hư ra nhiều, có màu trắng đục hoặc màu sắc bất thường như màu vàng hoặc xanh.
  • Khí hư lỏng nước hoặc có dạng bã đậu.
  • Khí hư có mùi hôi tanh khó chịu, kèm theo có bọt và xuất hiện tình trạng ngứa, rát âm đạo.

Khi bệnh chuyển biến ở mức độ nặng, ngoài các triệu nếu trên, người bệnh còn có thêm các triệu chứng bất thường như:

  • Bị ra máu khi quan hệ tình dục.
  • Xuất huyết âm đạo ngoài chu kỳ kinh
  • Đau bụng dưới
  • Rối loạn kinh nguyệt.
  • Ham muốn tình dục giảm
Viêm lộ tuyến chia ra làm nhiều cấp độ với các triệu chứng khác nhau

Viêm lộ tuyến nếu như không phát hiện và điều trị sớm, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều hệ lụy nguy hiểm như:

  • Quá trình thụ thai bị ảnh hưởng
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung
  • Nhu cầu tình dục suy giảm
  • Đối mặt với nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa diện rộng
  • Sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Vì thế, khám và điều trị viêm lộ tuyến là điều rất cần thiết và cấp bách. Có nhiều phương pháp chữa viêm lộ tuyến, trong đó bao gồm phương pháp đốt.

Vậy đốt viêm lộ tuyến là gì?

Đốt viêm lộ tuyến là một trong những phương pháp ngoại khoa điều trị viêm lộ tuyến hiệu quả. Tùy vào mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ sử dụng dòng điên, ni tơ lỏng (đốt áp lạnh) hay laser để diệt tuyến mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ hay tổn thương nào khác.

Theo các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm: Phương pháp đốt được chỉ định cho những trường hợp bệnh ở cấp độ II, độ III có vùng tổn thương kích thước lớn. Bên cạnh đó, trước khi đốt chị em cần phải điều trị dứt điểm tình trạng viêm bằng thuốc.

Đốt – phương pháp điều trị bệnh tương đối hiệu quả

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra. Chị em cần đốt viêm lộ tuyến tại những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng, có bác sĩ giỏi, máy móc trang thiết bị y tế hiện đại.

Ra máu sau khi đốt viêm lộ tuyến nguy hiểm không?

Chảy máu sau khi đốt viêm lộ tuyến là hiện tượng rất nhiều chị em gặp phải. Theo các bác sĩ chuyên khoa thì đây là hiện tượng hết sức bình thường do máu ở trong âm đạo chưa bị thải ra ngoài hết.

Nếu bạn chảy máu âm đạo sau khi đốt nhưng không có dấu hiệu bất thường nào khác kèm theo. Bạn không cần phải quá lo lắng, bạn chỉ cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách; thay băng vệ sinh thường xuyên; kiêng quan hệ tình dục; bồi bổ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Hiện tượng này sẽ nhanh chóng chấm dứt.

Nhưng nếu bạn bị chảy máu âm đạo kèm thêm các dấu hiệu bất thường như:

  • Dịch âm đạo ra nhiều bất thường có mùi hôi
  • Vùng kín đau rát
  • Cơ thể bị sốt, buồn nôn

Chị em cần nhanh chân đến cơ sở y tế để bác sĩ xử lý kịp thời, hiệu quả. Bởi đây là dấu hiệu bất thường cho thấy vùng kín của chị em đang bị viêm nhiễm. Tuyệt đối không kéo dài sẽ khiến cho việc khắc phục về sau gặp nhiều khó khăn. Đồng thời người bệnh còn phải đối mặt với nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Sau khi đốt viêm lộ tuyến chị em nên làm gì?

  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, vệ sinh đúng cách, không nên để “cô bé” ẩm ướt sau khi tắm hay đi vệ sinh
  • Nếu ra nhiều máu, bạn nên dùng băng vệ sinh hàng ngày và thay băng thường xuyên ít nhất 4h/lần
  • Chế độ ăn uống đủ chất, ăn nhiều thịt bò, thịt lợn để bổ sung sắt cho cơ thể, tránh tình trạng thiếu máu
  • Sử dụng thuốc bôi theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
  • Không làm việc nặng nhất là trong tuần đầu tiên
  • Kiêng quan hệ tình dục để tránh làm tổn thương nặng hơn và nguy cơ bội nhiễm.
Tra cứu