Chuyên đề sức khỏe

Táo bón là gì, táo bón lâu ngày do đâu? Cùng tìm hiểu để phòng ngừa

Đã đăng 18/10/2022

Táo bón là hiện tượng ai cũng gặp phải ít nhất một lần trong đời. Hiện tượng này có thể diễn ra một vài lần là chấm dứt. Nhưng đôi khi nó kéo dài khiến cho các bạn gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Nguy hại hơn còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, các bạn cần phải nắm bắt được nguyên nhân để phòng tránh. Vậy táo bón lâu ngày do đâu? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

Táo bón là gì?

Táo bón là một dạng rối loạn đường tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đi phân không đều, phân khó đi kèm với cảm giác đau và cứng. Số lần đi tiêu < hoặc bằng 3 lần/tuần.

Tình trạng thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và có thể khắc phục dễ dàng. Nhưng nếu để kéo dài có thể tạo thành táo bón mạn tính.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón. Trong đó, táo bón nguyên phát có 3 nguyên nhân: Táo bón vận động ruột bình thường, táo bón vận động ruột chậm và rối loạn chức năng sàn chậu.

Phụ nữ đang mang thai và sau sinh; người cao tuổi và người bị rối loạn tiêu hóa là những đối tượng có nguy cơ cao bị táo bón.

Táo bón lâu ngày do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị táo bón. Những nguyên nhân dưới đây được coi là nguyên nhân chủ đạo gây nên hiện tượng táo bón dài ngày.

Chế độ ăn uống thiếu tính khoa học

Chế độ ăn uống hàng ngày thiếu tính khoa học là một trong những nguyên nhân phổ biến gây táo bón. Nếu bạn thường xuyên ăn nhiều thịt, các sản phẩm từ sữa, thực phẩm chế biến sẵn, nhiều chất béo và nhiều đường. Nhưng lại thiếu hụt các loại thực phẩm giàu chất xơ; không nạp đủ nước và các chất lỏng khác vào cơ thể. Sẽ làm tăng nguy cơ bị táo bón.

Ngoài ra, nếu như bạn thường xuyên uống rượu hoặc sử dụng thức uống có chứa caffeine dài ngày cũng có thể khiến bạn bị táo bón.

Suy giáp

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm ở phía trước cổ. Khi tuyến giáp bị suy giảm chức năng việc sản xuất hormon  bị suy giảm. Khiến cho quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng. Quá trình tiêu hóa bị chậm lại, gây nên hiện tượng táo bón.

Đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường cũng là một vấn đề có liên quan đến nội tiết tố. Cơ chế của bệnh lý này là do cơ thể không sản xuất đủ hormon insulin để phân hủy lượng đường trong máu.

Khi lượng đường trong máu tăng cao có thể làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Trong đó, nếu các dây thần kinh kiểm soát đường tiêu hóa bị tổn thương sẽ dẫn đến hiện tượng bị táo bón.

Do hội chứng ruột kích thích

Bị táo bón lâu ngày cũng có thể là kết quả của hội chứng ruột kích thích gây ra. Nguyên nhân chính xác của hội chứng này vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng có sự liên quan giữa não và ruột.

Triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích bao gồm :

  • Đau bụng
  • Táo bón
  • Chuột rút
  • Đầy hơi
  • Phân lỏng,…

Lo lắng

Khi bạn lo lắng quá nhiều sẽ khiến bản thân dễ bị stress. Vì thế, chức năng thần kinh; tuần hoàn và nội tiết đều bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, quá trình tiêu hóa sẽ bị đình trệ và có thể gây ra tình trạng bị táo bón lâu ngày. Nếu như lo lắng stress kéo dài sẽ khiến bạn dễ bị rối loạn lo âu. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa.

Trầm cảm

Một nguyên nhân khác cũng khiến cơ thể bị táo bón lâu ngày, đó là trầm cảm. Bệnh trầm cảm có thể gây ra táo bón vì nhiều lý do.

Những người bị trầm cảm luôn cảm thấy mệt mỏi, có thể nằm trên giường cả ngày và ít vận động. Họ cũng có thể thay đổi chế độ ăn uống như: ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều đường và chất béo; hoặc là ăn quá ít. Những thay đổi lối sống và chế độ ăn uống như vậy đều có thể dẫn đến táo bón.

Mang thai

Táo bón là hiện tượng rất thường gặp khi mang thai. Cứ trong 5 phụ nữ mang thai sẽ có 2 người bị táo bón lâu ngày. Nguyên nhân là do cơ thể sản xuất nhiều hormone progesterone, có thể khiến cho cơ ruột khó co lại hơn.

Đối với phụ nữ đang mang thai, bạn hãy hỏi bác sĩ những cách điều trị táo bón an toàn mà không gây hại cho thai nhi.

Tra cứu