Chuyên đề sức khỏe

Trẻ bị cúm A sốt bao lâu, cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt?

Đã đăng 26/08/2022

Hiện nay tỷ lệ trẻ bị mắc Cúm A đang ngày một tăng. Điều này khiến cho các bậc phụ huynh lo lắng không biết trẻ bị cúm A sốt bao lâu. Khi trẻ bị sốt do Cúm A  cha mẹ nên làm gì? Đừng quá lo lắng tất cả sẽ được giải đáp ngay dưới đây.

Trẻ bị cúm A sốt bao lâu?

Theo các bác sĩ chuyên khoa thời gian sốt do cúm A ở trẻ sẽ không giống nhau. Tất cả còn phải phụ thuộc vào:

  • Hệ miễn dịch
  • Sức đề kháng
  • Tình trạng sức khỏe
  • Nồng độ virus cúm A tồn tại trong cơ thể bé
  • Mức độ nặng nhẹ của bệnh

Nếu trẻ có sức đề kháng tốt, được chăm sóc đúng cách. Bệnh cúm A ở trẻ sẽ nhanh khỏi, sức khỏe của bé cũng hồi phục nhanh hơn.

Nhưng nếu hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu. Bé có bệnh nền hoặc không được chăm sóc tốt trong thời gian mắc bệnh. Tình trạng sốt do cúm A ở trẻ có thể nghiêm trọng và kéo dài hơn.

Vì vậy, với thắc mắc trẻ bị Cúm A sốt trong bao lâu? Các bác sĩ chuyên khoa cho biết trẻ sẽ bị sốt cao từ 2-3 ngày. Cơn sốt có thể kéo dài từ 5-7 ngày.

Khi bị Cúm A, trẻ sẽ bị sốt từ 38,5 độ C – 40 độ C. Ngoài ra, trẻ sẽ có thêm các triệu chứng khác như:

  • Trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi từ 1-2 tuần
  • Trẻ bị ho từ 2-3 tuần
  • Tuần thứ 4 khi bị cúm trẻ sẽ mệt mỏi

Thông thường trẻ em bị cúm A sẽ khỏi bệnh trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, các triệu chứng dù nhẹ vẫn có thể kéo dài đến 1 tháng. Hầu hết trẻ bị cúm A ở mức độ nhẹ có thể tự điều trị tại nhà.

Tuy nhiên, với những trẻ bị sốt cao, bệnh ở mức độ nặng cần phải nhập viện để theo dõi và bác sĩ điều trị. Vì thế, khi thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh cúm A ở trẻ em. Các bậc phụ huynh hãy đưa bé đi khám để được chẩn đoán và chữa bệnh.

Trẻ bị sốt do cúm A cha mẹ nên làm gì?

Bệnh cúm A ở trẻ nếu như không biết cách chăm sóc, điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Thậm chí còn khiến trẻ bị tử vong. Do đó, khi trẻ bị cúm A, cha mẹ cần chăm sóc trẻ như sau:

Sử dụng thuốc hạ sốt

Khi bị nhiễm Cúm A, trẻ sẽ bị sốt cao 2-3 ngày đầu, thân nhiệt của trẻ thường sẽ dao động từ 38,5 độ C- 40 độ C. Lúc này, cha mẹ cần nhanh chóng sử dụng thuốc hạ sốt để làm hạ thân nhiệt cho trẻ, tránh để trẻ bị co giật.

Cha mẹ nên sử dụng thuốc hạ sốt phù hợp với trọng lượng cơ thể cũng như độ tuổi của trẻ. Thuốc hạ sốt dành cho trẻ nhỏ thường là  thuốc acetaminophen (paracetamol) hoặc ibuprofen. Thuốc có công dụng hạ sốt và giảm đau nhức cơ thể.

Lưu ý: Cha mẹ tuyệt đối không sử dụng thuốc aspirin cho trẻ khi trẻ bị sốt. Bởi, khi sử dụng thuốc aspirin sẽ khiến trẻ phải đối mặt với nhiều hệ lụy nguy hiểm. Trong đó, phải nói đến hội chứng Reye.

Hạ nhiệt bằng những yếu tố bên ngoài

Cha mẹ cần nhớ rằng thời gian trẻ bị sốt trong bao lâu còn phải phụ thuộc vào cách chăm sóc trẻ của cha mẹ. Để rút ngắn thời gian sốt ở trẻ nhanh nhất, bên cạnh việc sử dụng thuốc. Cha mẹ cần phải:

  • Cho bé mặc quần áo thoáng mát, mỏng nhẹ
  • Không đắp quá nhiều mền
  • Không cho trẻ đeo khăn hay  mang vớ
  • Nên tắm hoặc lau mình cho trẻ bằng nước ấm. Tuyệt đối không dùng nước lạnh sẽ khiến thân nhiệt của trẻ tăng cao.
  • Nên  sử dụng điều hòa hay quạt và máy tạo độ ẩm không khí để phòng thoáng mát hơn.

Bù nước cho trẻ

Sốt cúm a sẽ khiến mồ hôi ở trẻ toát ra nhiều hơn để làm giảm thân nhiệt. Vì thế, cơ thể của trẻ sẽ bị mất nước. Do đó, khi bị cúm A cha mẹ cần bù nước cho trẻ. Nếu như thân nhiệt của trẻ không được cung cấp đủ chất lỏng, cơ thể của trẻ sẽ gặp phải nhiều hệ lụy khó lường.

Vì thế, khi trẻ bị sốt cha mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoặc uống sữa công thức nhiều hơn. Với trẻ lớn, trên 6 tháng cha mẹ cho uống nhiều nước lọc, bổ sung nước điện giải, nước chanh, hay nước ép trái cây… Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như sữa, cháo, súp, nui, bún, phở… cũng có thể giúp ích trong trường hợp này.

Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều

Khi trẻ bị cúm A, cha mẹ nên hạn chế sự vận động của trẻ, thay vào đó cho trẻ nghỉ ngơi nhiều để cơn sốt nhanh thuyên giảm. Hơn nữa, việc nghỉ ngơi điều độ sẽ giúp cơ thể bé khỏe mạnh hơn, có đủ sức để chống lại bệnh tật hơn.

Do đó, nếu phát hiện trẻ bị cúm A, cha mẹ hãy để bé nghỉ học cho đến khi bệnh khỏi hẳn. Đồng thời cho bé ngủ đủ giấc mỗi đêm và nghỉ ngơi nhiều hơn vào ban ngày.

Tra cứu