Đi ngoài ra chất nhầy trắng đục là bệnh gì, phải làm sao?
admin Đã đăng 18/10/2022
Đi ngoài ra chất nhầy trắng đục là bệnh gì? Đây là hiện tượng rất nhiều người gặp phải. Theo các chuyên gia nó có thể là hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng đây cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm khiến sức khỏe suy giảm. Vì thế, khi gặp phải hiện tượng này các bạn cần thăm khám bác sĩ sớm.
Đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục là sao?
Đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục là hiện tượng trong phân có lẫn chất nhầy màu trắng đục. Đây là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Bởi chất nhầy được sản xuất tự nhiên trong ruột. Nhiệm vụ là giữ ẩm bôi trơn niêm mạc ruột kết. Giúp nhu động ruột chuyển động dễ dàng hơn.
Ở người khỏe mạnh, một lượng nhỏ chất nhầy xuất hiện trong phân có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa tự nhiên. Chất nhầy được tiết ra thường ít và trong suốt giống như thạch. Lượng chất nhầy tăng lên đi kèm với tiêu chảy hoặc táo bón trong thời gian ngắn cũng là điều bình thường.
Tuy nhiên, nếu chất nhầy trong phân tăng lên. Hiện tượng này diễn ra thường xuyên hoặc đi kèm với chảy máu. Các bạn không được chủ quan coi thường. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bạn đang có vấn đề.
Đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục là bệnh gì?
Khi bạn thấy đi ngoài ra chất nhầy màu trắng kèm thêm các dấu hiệu như: chảy máu; tiêu chảy kéo dài… Các bạn cần nhanh chân thăm khám bác sĩ nhé. Bởi đây là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như: bệnh trĩ; bệnh viêm loét đại tràng; nhiễm trùng đường ruột. Cụ thể như:
Bệnh trĩ
Trĩ là một trong những bệnh lý khiến bạn đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục. Nguyên nhân là do bạn thường phải rặn khi đi tiêu. Khiến niêm mạc ruột bị tống ra ngoài, bao gồm cả chất nhầy.
Ngoài hiện tượng đi ngoài có chất nhầy trong phân. Người bệnh còn thấy trong phân có lẫn một chút máu. Nguyên nhân là do phân cứng đi qua trực tràng khiến cơ quan này bị tổn thương.
Áp xe hoặc rò hậu môn
Rò hậu môn là hậu quả của một áp xe quanh hậu môn trực tràng. Khi áp xe không được điều trị sẽ vỡ ra tạo thành đường rò.
Khi bị áp xe hoặc rò hậu môn, mỗi lần đi tiểu bạn sẽ thấy chất nhầy màu trắng đục kèm theo. Bên cạnh đó, vùng kín của bạn có mùi hôi và có màu giống như mủ.
Ung thư hậu môn – trực tràng
Ung thư trực tràng là bệnh lý khiến hoạt động của hệ tiêu hóa bị phá vỡ. Khiến bạn bị tiểu có dịch nhầy, ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như:
- Trong phân có máu
- Trực tràng bị chảy máu
- Bị sụt cân không rõ nguyên nhân
Viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng là bệnh viêm ruột khiến màng nhầy của ruột già bị viêm. Từ đó, gây ra các vết loét trong ruột, dẫn đến việc chảy máu, tạo mủ và chất nhầy.
Viêm loét đại tràng sẽ khiến bạn bị đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục, có thể lẫn máu và mủ. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, các triệu chứng khác cũng sẽ xuất hiện như: đầy hơi, đau bụng, chuột rút và tiêu chảy.
Hội chứng ruột kích thích
Triệu chứng đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục cũng có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích. Đây là một rối loạn mãn tính phổ biến của đường ruột.
Hội chứng ruột kích thích thường gặp ở phụ nữ; người lớn tuổi trung niên; những người có tiền sử gia đình mắc IBS.
Khi bị hội chứng ruột kích thích, người bệnh sẽ bị:
- Đau bụng
- Buồn nôn, nôn mửa
- Táo bón
- Tiêu chảy
Nhiễm trùng đường ruột
Nếu bạn đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục kèm với tiêu chảy từng cơn thì đó có thể là do nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiêu hóa có thể là do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Bạn có thể bị nhiễm bệnh do ăn thực phẩm hoặc uống nước bị ô nhiễm hoặc do vệ sinh tay kém.
Bệnh Crohn
Việc bạn đi tiêu có chất nhầy kèm theo máu có thể là dấu hiệu của bệnh Crohn – một loại bệnh viêm ruột (IBD). Bệnh Crohn có thể gây tiêu chảy ra máu và chất nhầy trong phân, kèm đầy hơi, đau bụng và chuột rút.
Đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục phải làm sao?
Đi ngoài ra chất nhầy màu trắng do nhiều nguyên nhân gây ra. Vì thế khi thấy bản thân bị đi ngoài ra chất nhầy màu trắng kéo dài. Các bạn cần phải nhanh chân đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ tiến hành thăm khám, xác định nguyên nhân.
Bên cạnh đó, các bạn cũng cần thay đổi thói quen của bản thân.
- Xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống khoa học lành mạnh.
- Nên tằng cường lượng chất lỏng, ăn thực phẩm giàu probiotics.
- Thiết lập sự cân bằng dinh dưỡng của chất xơ, carbohydrate và chất béo trong chế độ ăn uống