Hội chứng Sjogren – các biến chứng do Sjogren gây ra
Bs. Trần Quốc Khánh Đã đăng 01/03/2019
Phụ nữ khi bước sang tuổi trung niên thường gặp phải hội chứng Sjogren. Hội chứng này gây ra nhiều biến chứng như giảm thị lực, khô miệng gây khó nuốt, khô âm đạo. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ hội chứng Sjogren là gì, có nguy hiểm hay không?
Vì vậy các chuyên gia tại Suckhoeguide hôm nay sẽ chia sẻ cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về hội chứng Sjogren và một số cách điều trị, phòng ngừa biến chứng do Sjogren gây ra. Cùng tìm hiểu nhé
Hội chứng Sjogren là như thế nào?
Hội chứng Sjogren xảy ra do hệ thống miễn dịch rối loạn gây ra hai triệu chứng phổ biến nhất là viêm các tuyến nước mắt, tuyến nước bọt. Hội chứng này thường gây ra các vấn đề đi kèm khác bao gồm viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus.
Sjogren làm tuyến nước mắt, tuyến tạo độ ẩm cho bị ảnh hưởng và kết quả đầu tiên là mắt bị khô và miệng bị khô.
– Đối tượng dễ mắc phải hội chứng Sjogren: Bất cứ ai cũng có thể mắc phải hội chứng này. Tuy nhiên thường gặp ở nữ giới trên 40 tuổi nhiều hơn phái mạnh
Triệu chứng của hội chứng Sjogren gây ra
Dấu hiệu & triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng Sjogren này là tình trạng khô mắt, khô miệng. Khô mắt gây ra viêm kết mạc, ngứa mắt, tiết rỉ nhiều hay có thể là không chảy nước mắt khi khóc.
Khô miệng khiến người bệnh cảm thấy nói khó, ăn uống khó nốt và còn bệnh sâu răng. Tình trạng còn làm người bệnh khô họng, thanh quản, phế quản giảm vị giác, ăn uống không ngon miệng, giảm khứu giác.
Ngoài ra còn xuất hiện các triệu chứng khác là:
- Giảm tiết nước mắt gây ra nhiều vấn đề về mắt như thị lực nhòe, ngứa mắt, đỏ mắt, mắt nóng rát.
- Khô môi, sâu răng, nhiễm trùng miệng
- Đau khớp
- Đau dạ dày
- Sưng các tuyến ở má, sưng hạch bạch huyết;
- Khô âm đạo: gây khó khăn khi quan hệ tình dục
Nguyên nhân của hội chứng Sjogren là gì?
Sjogren xảy râ khi hệ thống miễn dịch của bạn tấn công tới các tuyến mước mắt và tuyến nước bọt làm ngưng hoạt động của chúng.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng Sjogren. Tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây nên bệnh. Cụ thể như sau:
- Tuổi tác: Những người mắc hội chứng này thường ở đọ tuổi trên 40
- Giới tính: hội chứng xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới gấp 9 lần
- Bệnh lý: Đang mắc các bệnh thấp khớp.
Chẩn đoán và phương pháp điều trị hội chứng Sjogren?
Để chẩn đoán bệnh bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, hỏi về tiền sử bệnh bao gồm các câu hỏi:
- Mắt bạn có bị ngứa không, nóng rát không?
- Bạn có bị sâu răng không?
- Miệng của bạn có khô không?
- Bạn có bị đau khớp không?
Và thực hiện một số xét nghiệm: xét nghiệm tốc độ lắng máu, xét nghiệm máu toàn bộ, xét nghiệm kháng thể Sjogen.
Phương pháp điều trị Sjogren
Việc điều trị bệnh cần phải dựa vào nguyên nhân gây ra chúng. Nhưng hiện nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng Sjogren. Do đó việc tìm ra phương pháp chữa triệt để vẫn đang là câu hỏi chưa có kết luận cụ thể.
Những hướng điều trị hiện nay chỉ giúp người bệnh kiểm soát những triệu chứng nặng do bệnh gây ra và duy trì độ ẩm cho mắt, miệng, âm đạo
Chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng Sjogren và cũng chưa tìm ra được phương pháp nào chữa trị hoàn toàn bệnh. Hướng điều trị là kiểm soát không cho các triệu chứng nặng hơn đồng thời duy trì độ ẩm cho mắt, miệng và âm đạo. Nước mắt nhận tạ được sử dụng để tạo độ ẩm cho mắt
Các loại thuốc được sử dụng như Prednisone giúp giảm đau cơ và sưng và khi có các vấn đề về phổi, thận và mạch máu.
Phòng tránh hội chứng Sjogen bằng cách nào
Bạn có thể hạn chế hội chứng Sjogen bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt:
– Đánh răng 2 lần mỗi ngày và khám răng định kỳ
– Chăm sóc da, sử dụng kem dưỡng giữ ẩm cho da
– Nếu sử dụng điều hòa hoặc trong mùa lạnh khi không khí khô nên dùng máy tạo độ ẩm để tránh tình trạng khô mắt, mũi, miệng.
– Nếu bị khô mắt, thị lực suy giảm nhiều, đau rát gây ra khó chịu ở mắt có thể sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc mỡ có thể dùng để tạo độ ẩm cho mắt. Khô âm đạo có thể khắc phục bằng gel bôi trơn.
– Trong trường hợp bạn đang mang thai hoặc cho con bú cần thông báo với bác sĩ ngay để xử trí kịp thời các biến chứng có thể xảy ra cho thai nhi.
Trên đây là một số thông tin về hội chứng Sjogren. Hy vọng kiến thức này giúp bạn hiểu thêm về bệnh lý hay gặp ở phụ nữ, biết cách phòng trán bệnh và có cách chăm sóc cũng như điều trị thích hợp nếu chẳng may mắc bệnh.