Chuyên đề sức khỏe

Bệnh thần kinh vận động là gì? Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

Đã đăng 11/03/2019

roi loan than kinh van dong

Từ những chuyển động nhỏ của cơ thể cũng là sự kết hợp của một chuỗi những tương tác và sự phối hợp phức tạp của các dây thần kinh, não bộ, tủy và các cơ bắp trên cơ thể con người. Do đó, bất cứ tổn thương nhỏ hay tác động nhỏ cũng ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp gây ra bệnh thần kinh vận động. Vậy bệnh thần kinh vận động là gì? Nguyên nhân nào gây ra, làm sao để nhận biết, bệnh có gây ảnh hưởng gì không? Cách điều trị như thế nào?

Ngày nay, các bệnh thần kinh vận động xuất hiện ngày một nhiều. Cùng với đó những ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe, tính mạng của người bệnh đã khiến nhiều người hoang mang, lo sợ.

Bệnh thần kinh vận động là gì?

Bệnh thần kinh vận động hay còn được gọi là chứng rối loạn thần kinh vận động. Theo đó, khi mắc bệnh, việc thực hiện hành động của cơ thể sẽ bị cản trở, ảnh hưởng do hệ thần kinh bị tổn thương. Những tổn thương này có thể xảy ra ở não, dây thần kinh hay tại tủy sống.

Các loại bệnh thần kinh vận động thường gặp

Theo các bác sĩ, rối loạn thần kinh vận động bao gồm nhiều loại bệnh khác nhau. Trong đó, phổ biện thường gặp nhất là những bệnh lý sau:

Parkinson là một thể rối loạn thần kinh vận động xảy ra khi não bộ bị thoái hóa. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, đây là bệnh chỉ xuất hiện ở những người lớn tuổi.

Bệnh lý này gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh và cả những người chăm sóc họ. Bởi những hoạt động hết sức bình thường của cơ thể rất khó thực hiện được một cách bình thường.

ALS là bệnh lý rối loạn thần kinh vận động nguy hiểm nhất. Vì bệnh khiến cho hệ thống cơ bắp trên cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, không chỉ tứ chi mà cả các bộ phận khác như lưỡi, miệng cũng bị teo dần đi rồi mất chức năng hoàn toàn.

Vì vậy, việc ăn uống, hô hấp của người bệnh trở nên khó khăn hơn. Đa số người bệnh khi mắc ALS chỉ sống được thêm từ 2-3 năm. Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ khi nhà vật lý học nổi tiếng Stephen Hawking, vẫn sống được thêm 55 năm kể từ khi phát bệnh.

  • Bệnh Tourette

Đây là hội chứng rối loạn thần kinh vận động thương thấy ở trẻ em ở độ tuổi từ 6-15. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng Tourette phổ biến ở nam giới nhiều hơn với những cử động lặp lặp lại liên tục.

  • Bệnh Houtington

Tuy không phổ biến, nhưng bệnh Houtington cũng là một thể rối loạn thần kinh vận động cần được chú ý. Houtington trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “múa giật”. Đây cũng là cách mô tả chính xác nhất triệu chứng điển hình của bệnh – sự chuyển động không tự nguyện bị lại nhiều lần.

  • Bệnh loạn trương cơ lực

Loạn trương cơ lực là tình trạng cơ bắt bị co thắt liên tục, cùng với đó là những hành động lặp lại nhiều lần khiến cho người bệnh luôn có những tư thế bất thường, khó hiểu.

Theo đó, những cử động khó hiểu này thường thấy nhiều ở tay, chân, mí mắt. Thậm chí, nó cũng gây ảnh hưởng tới dây thanh quản của người bệnh, làm xuất hiện những âm thanh lạ trong cổ họng.

Những triệu chứng của bệnh thần kinh vận đông

Thực tế, những triệu chứng của các loại bệnh thần kinh vận động khá giống nhau và đều dễ thấy. Trong đó, điển hình nhất là những rối loạn liên quan đến vận động và sự suy yếu của cơ bắp, cụ thể như:

  • Chân tay run, yếu.
  • Gặp khó khăn trong việc thực hiện các hành động tỉ mỉ như buộc dây giày, cài khuy áo…
  • Run
  • Giọng nói bị biến đổi.
  • Thay đổi chữ viết.
  • Khó giữ thăng bằng.
  • Khả năng di chuyển bị hạn chế.
  • Ăn uống, nuốt thức ăn khó khăn hơn.
  • Lưỡi bị teo, co giật.
  • Nói lắp.
  • Cơ bắp teo đi rõ rệt.

Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn thần kinh vận động

Bệnh thần kinh vận động có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Do đó, có thể thấy rằng, những nguyên nhân gây bệnh sẽ phức tạp và khó lường hơn so với những bệnh lý khác.

Thực tế, trên thế giới cũng đã có rất nhiều những nghiên cứu được thực hiện để tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn thần kinh vận động. Đa số ý kiến đều cho rằng bệnh xuất phát từ các khiếm khuyết về gen do quá trình tiếp xúc với môi trường hay khi ghép đôi nhiễm sắc thể.

Theo đó, những yếu tố làm gia tăng khả năng mắc bệnh có thể kể tới như:

  • Do di truyền.
  • Do ảnh hưởng của hóa chất.
  • Sử dụng quá nhiều các chất kích thích như: rượu, thuốc lá…
  • Tuổi tác.
  • Vận động thể chất quá mức.
  • Chấn thương thần kinh.

Chẩn đoán bệnh thần kinh vận động bằng cách nào?

Để chuẩn đoán các bệnh thần kinh vận động, cách nhanh chóng và chính xác nhất thường được thực hiện là tiền hành chụp cộng hưởng từ (MRI), làm điện cơ đồ (EMG) và một số loại xét nghiệm khác như:

  • Sinh thiết cơ.
  • Xét nghiệm máu.
  • Chọc dò tủy sống.

Điều trị bệnh thần kinh vận động bằng cách nào

Hiện tại, các loại bệnh thần kinh vận động chưa có phác đồ điều trị cụ thể. Đa số những phương pháp thường được áp dụng chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng bệnh. Cụ thể là:

  • Dùng thuốc.
  • Phẫu thuật cấy thêm xung điện (đối với bệnh Parkinson)
  • Dùng các dụng cụ hỗ trợ vận động như xe lăn, vòng, khung tập đi (đối với bệnh ALS)
  • Kết hợp liệu pháp tâm lý và vật lý trị liệu.

Thực tế, để điều trị khỏi hoàn toàn bệnh thần kinh vận động là không thể. Và những biểu hiện của bệnh vẫn ít nhiều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe, hay thậm chí là tính mạng của người bệnh.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn đọc trả lời thắc mắc bệnh thần kinh vận động là gì. Tốt nhất, khi có những dấu hiệu nghi ngờ của bệnh, hãy nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé.

 

 

 

Tra cứu