Dấu hiệu cúm A ở trẻ theo từng giai đoạn,Sự khác biệt với bệnh cảm lạnh
admin Đã đăng 26/08/2022
Nắm bắt được dấu hiệu cúm a ở trẻ theo từng giai đoạn sẽ giúp cha mẹ biết cách chăm sóc trẻ đúng cách. Đồng thời phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Bởi cúm A ở trẻ, không chỉ khiến sức khỏe của bé bị ảnh hưởng mà còn đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Dấu hiệu cúm A ở trẻ theo từng giai đoạn
Theo các bác sĩ chuyên khoa, cúm A ở trẻ có những triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Nghĩa là, với những trẻ có dấu hiệu nhẹ bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, với những trẻ bị bệnh ở mức độ nặng nếu không điều trị kịp thời sẽ đe dọa đến tính của trẻ.
Cha mẹ có thể căn cứ vào dấu hiệu của bệnh dưới đây để phân biệt trẻ bị cúm A mức độ nặng hay nhẹ:
Biểu hiện của cúm A ở trẻ bị bệnh nhẹ
Khi trẻ bị nhiễm virus cúm A, các triệu chứng cúm A ở trẻ em thường khởi phát đột ngột. Mặc dù cúm A là một bệnh về đường hô hấp, nhưng bệnh có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Các biểu hiện cúm A ở trẻ phổ biến trong trường hợp bệnh nhẹ là:
- Sốt
- Ớn lạnh
- Ho khan
- Nghẹt mũi hoặc sổ mũi
- Mỏi cơ, đau nhức cơ thể, mệt mỏi
- Đau đầu, chóng mặt
- Viêm họng
- Hắt hơi
- Chán ăn, bỏ bú
- Đau tai
- Đau mắt đỏ
Ngoài các triệu chứng kể trên, trẻ có thể bị thêm các dấu hiệu khác như:
- Buồn nôn, nôn mửa
- Đau bụng
- Tiêu chảy
Trẻ bị cúm a ở mức độ nhẹ các triệu chứng của bệnh có thể tự biến mất trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên những tuần sau đó, trẻ vẫn luôn ở trong trạng thái mệt mỏi. Kèm theo đó là trẻ sẽ bị ho kéo dài.
Triệu chứng cúm A ở trẻ em mắc bệnh nặng
Bệnh cúm a ở mức độ nặng nếu như không điều trị kịp thời bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn, nguy cơ cao sẽ đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Khi bị cúm a ở mức độ nặng, trẻ sẽ có những triệu chứng:
- Sốt cao từ 39,4 – 40,5°C
- Co giật (do sốt quá cao từ 40°C trở lên). Nếu cơn sốt lên đến 41°C, gần như 100% trẻ sẽ bị co giật. Tình trạng này khiến bé mất cảm giác ở chân, tay, miệng.
- Đau nhức cơ thể nghiêm trọng
- Cơn ho kéo dài, liên tục và trầm trọng hơn
- Suy hô hấp, khó thở, thở nhanh, lồng ngực rút lõm, tím môi
- Ngủ li bì, trông rất mệt mỏi
- Tay chân lạnh
- Thường xuyên bỏ ăn kèm theo nôn trớ nhiều
Khi trẻ có một trong những dấu hiệu kể trên, cha mẹ cần cho con thăm khám ngay lập tức. Tuyệt đối không được chủ quan, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Cúm A gây ra biến chứng gì trẻ em?
Khi thấy các biểu hiện cúm A của con kéo dài hơn một tuần không cải thiện. Cha mẹ hãy nhanh chân đưa bé đến cơ sở y tế để được điều trị hiệu quả. Nếu không kịp thời chữa bệnh, cúm A có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ở trẻ em, nhất là ở những bé có hệ thống miễn dịch suy yếu. Những biến chứng này bao gồm:
- Nhiễm trùng tai
- Hen suyễn
- Viêm phổi
- Viêm phế quản
- Các vấn đề về tim mạch
- Viêm xoang do bội nhiễm
- Sốc nhiễm khuẩn
- Suy đa tạng
- Mất nước, rối loạn điện giải, giảm thể tích tuần hoàn do sốt cao liên tục và nôn trớ.
Phân biệt cúm A ở trẻ với bệnh cảm lạnh thông thường
Hiện nay có nhiều cha mẹ vẫn bị nhầm lẫn bệnh cúm A với bệnh cảm lạnh thông thường. Bởi các triệu chứng cúm A ở trẻ em thường giống với cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ cha mẹ sẽ thấy được sự khác biệt giữa cúm a và cảm lạnh thông thường ở trẻ:
Dấu hiệu Cúm A ở trẻ thường khởi phát đột ngột. Trẻ bị cảm lạnh thường không sốt hoặc sốt ở nhiệt độ không quá cao. Còn Cúm A thì thân nhiệt của trẻ luôn rất cao.
Trẻ bị cảm lạnh rất ít khi đau đầu, cúm A đau đầu và đau nhức cơ thể. Hơn nữa, những cơn ho do cúm A gây ra thường trở nặng, trong khi cảm cúm chỉ dẫn đến những cơn ho khan nhẹ.
Ngoài ra, trẻ bị cúm A thường cảm thấy cực kỳ mệt mỏi, thậm chí có thể kéo dài hàng tuần. Trong khi bé bị cảm lạnh chỉ mệt nhẹ.
Ngược lại, nếu như cảm lạnh thường khiến bé bị nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, viêm họng. Trẻ bị cúm A chỉ có một vài trường hợp mới có những triệu chứng giống như cảm lạnh.
Mặt khác, cảm lạnh thường nhẹ và thường khỏi sau vài ngày. Trong khi cúm A có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng và dẫn đến các vấn đề như viêm phổi, nhiễm trùng tai và thậm chí tử vong cho trẻ.