Chuyên đề sức khỏe

Bệnh thần kinh ngoại biên là gì? Dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị

Đã đăng 25/04/2019

Trong số các rối loạn thần kinh, bệnh thần kinh ngoại biên là bệnh lý thường gặp phổ biến và gây nhiều ảnh hưởng. Vậy bệnh thần kinh ngoại biên là gì, do nguyên nhân nào gây ra và có triệu chứng như thế nào?

Bệnh thần kinh ngoại biên là gì?

Bệnh thần kinh ngoại biên là tình trạng tổn thương của các dây thần kinh ngoại biên về cảm giác và vận động. Theo đó, sự truyền tín hiệu từ não cho các cơ quan khác trên cơ thể sẽ bị ảnh hưởng.

Dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại biên

Theo các bác sĩ chuyên khoa, những dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại biên sẽ phụ thuộc trực tiếp vào loại và vị trí dây thần kinh bị tổn thương. So với các dây thần kinh vận động, các dây thần kinh cảm giác thường bị tổn thương nhiều hơn.

Các triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm:

benh than kinh ngoai bien

Cảm giác rối loạn

Được hiểu là các tình trạng cảm giác bất thường, đau, tê, hay mất cảm giác xuất hiện ở những vị trí mà dây thần kinh bị tổn thương. Thường thấy nhất là tình trạng ngứa đau nhói, ngứa râm ran, chạm vào đồ nóng hoặc lạnh mà vẫn không có cảm giác.

Suy giảm vận động

Sự suy giảm vận động hay các vấn đề về cơ bắp cũng là dấu hiệu điển hình của bệnh thần kinh ngoại biên. Theo đó, các cơ sẽ yếu đi, thậm chí có thể tẹo lại. Điều này khiến cho việc vận động trở nen khó khăn hơn, đặc biệt là khi thực hiện những vận động tinh tế. Xem thêm về bệnh thần kinh vận động 

Vấn đề tiêu hóa và tim mạch

Tuy không quá phổ biến và điển hình nhưng những vấn đề về tiêu hóa và tim mạch cũng là dấu hiệu khi bị bệnh thần kinh ngoại biên mà ít người biết tới. Lúc này, người bệnh thường xuất hiện tình trạng no, ợ nóng dù mới chỉ ăn chút ít. Còn với tim, hiện tượng choáng khi đứng lên đột ngột, các cơn đau thắt ngực cũng sẽ gặp phải thường xuyên hơn.

Nguyên nhân gây bệnh thần kinh ngoại biên

Trên thực tế, bệnh thần kinh ngoại biên có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong đó, chủ yếu là những nguyên nhân chính như:

  • Người bệnh gặp phải chấn thương.
  • Biến chứng tiểu đường.
  • Do hội chứng đa dây thần kinh, viêm đa động mạch nút.
  • Nhiễm độc từ thạch tín.
  • Do nghiện rượu.

Chẩn đoán và điều trị bệnh thần kinh ngoại biên

Ngoài việc khai thác tiền sử bệnh lý và tìm hiểu những thông tin về sức khỏe hiện tại, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh có mắc thần kinh ngoại biên hay không thông qua việc thực hiện:

  • Chụp MRI tủy sống và não.
  • Làm sinh thiết thần kinh
  • Chọc dò tủy sống tại thắt lưng.
  • Làm EMG (điện cơ ký).

Sau đó, phương pháp điều trị sẽ được chỉ đinh. Thực tế, điều trị bệnh thần kinh ngoại biên là điều không hề đơn giản, hay có thể nói là rất phức tạp. Theo đó, cách điều trị phù hợp nhất vẫn không nằm ngoài việc chăm sóc và điều trị những triệu chứng của bệnh.

Hiện tại, bệnh chủ yếu được điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, các loại thuốc hiện đang dùng cũng tỏ ra không hiệu quả trong nhiều trường hợp bởi thần kinh ngoại biên có hơn 100 loại bệnh khác nhau. Một số loại thuốc thường được chỉ định bao gồm:

  • Các thuốc amitriptylin, nortriptylin, desipramin…
  • Thuốc chống co giật: gabapetin, carmabazepin…

Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người bệnh có thể áp dụng vật lý trị liệu hoặc châm cứu khi được sự cho phép của các bác sĩ. Cùng với đó thì việc kiểm soát lượng đường trong máu, dừng uống rượu cũng nên được thực hiện ngay.

Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc đã có thêm cho mình những thông tin cần thiết về bệnh thần kinh ngoại biên và chủ động hơn trong việc thăm khám. Từ đó, giúp giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng xấu của bệnh tới sức khỏe và nếu còn thắc mắc gì thêm, hãy liên hệ với bác sĩ để được giải đáp nhé.

 

 

 

Tra cứu